KTNT – Sáng nay (25/8), tại huyện đảo Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Phát triển du lịch Lý Sơn”. Đây là một trong những hoạt động của Liên hoan Văn hóa Biển đảo tỉnh Quảng Ngãi năm 2017.
Quang cảnh hội thảo
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Dũng cho rằng, Hội thảo “Phát triển du lịch Lý Sơn” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, đường lối, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của hoạt động du lịch Lý Sơn. Qua các kết quả nghiên cứu, tham luận, giúp cho địa phương đánh giá đúng thực trạng hoạt động du lịch Lý Sơn trong thời gian qua, xây dựng định hướng và giải pháp phát triển du lịch trong thời gian tới…
Phó Chủ tịch Đặng Ngọc Dũng mong muốn trong thời gian tới, Lý Sơn nói riêng và Quảng Ngãi nói chung sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành trung ương, các tỉnh bạn, các vị khách quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước để du lịch Lý Sơn - Quảng Ngãi ngày càng phát triển bền vững trên con đường đổi mới, hội nhập.
Tại Hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà kinh doanh du lịch đã có những đánh giá, đề xuất những sáng kiến có tính giải pháp chiến lược, nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch ngày càng chuyên nghiệp, cho Lý Sơn.
Theo Bí thư huyện ủy Lý Sơn Nguyễn Viết Vy, Lý Sơn là nơi lưu giữ những bằng chứng lịch sử thiêng liêng về chủ quyền của Tổ quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; nơi có những kiến tạo địa chất độc đáo; giàu bản sắc văn hóa. Dòng chảy lịch sử đã sản sinh, lưu truyền, hòa quyện bản sắc riêng có của các tộc người nối tiếp nhau cộng cư trên mảnh đất này, cùng nhau làm nên tầng văn hóa đặc trưng, vừa đậm nét cổ xưa, vừa đan quyện, giao thoa với nét đương đại, để tạo nên dáng dấp của một đô thị biển năng động, hiện đại.
TS. Nguyễn Đăng Vũ, GĐ Sở VH, TT&DL tỉnh Quảng Ngãi tham luận tại hội thảo
Lý Sơn là một huyện đảo có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, có một hệ sinh thái biển đảo, nhiệt đới đa dạng và ẩn chứa nhiều giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, với gần 70 đình chùa, miếu mạo, thờ tự được phân bổ đều khắp trên địa bàn huyện. Lý Sơn có 50 di tích lịch sử có kiến trúc mỹ thuật đa dạng được phân bổ dày đặc trong khu dân cư là dấu ấn của nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa và văn hóa Đại Việt, nhất là những di tích liên quan đến Hải đội Hoàng Sa. Trong đó có 4 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh và 01 di sản văn hóa phi vật thể là Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa...
Nơi đây vẫn đang lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị liên quan đến những đội hùng binh vâng mệnh triều đình đi trấn giữ vùng lãnh hải của Tổ quốc cách đây hàng trăm năm. Trên đảo có 5 ngọn núi: Thới Lới, Giếng Tiền, hòn Vung, hòn Sỏi, hòn Tai. Đặc biệt là xung quanh đảo có nhiều rạng san hô nhiều màu sắc, hình dáng muôn vẻ, trông rất đẹp mắt, rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch lặn biển. Đến Lý Sơn, du khách còn được thưởng thức các món ăn hải sản tươi sống và các loại rau làm từ rong biển,...
Sự đa dạng, độc đáo về hệ thống văn hóa vật thể, phi vật thể, tạo cho Lý Sơn một diện mạo mới trong khai thác du lịch Nhờ vậy, rất đông du khách trong nước và kể cả du khách nước ngoài đã chọn Lý Sơn làm điểm đến.
Huyện đảo Lý Sơn đang nổ lực cùng với cả tỉnh Quảng Ngãi nâng cao hình ảnh du lịch Quảng Ngãi, cải tiến chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch. Tập trung xây dựng các dự án đã đầu tư và cho chủ trương, tiếp tục quy hoạch và kêu gọi đầu tư. Hy vọng với những định hướng và hành động phát triển ngành du lịch của tỉnh Quảng Ngãi nói chung và đảo Lý Sơn sẽ thu hút khách du lịch đến với Quảng Ngãi ngày càng nhiều.
Hải Yến
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.