Trong thời gian ngắn, liên tục các vụ hoả hoạn lớn ở chung cư lẫn các khu dân cư đã cướp đi sinh mạng nhiều người cũng như thiệt hại về tài sản. Đã đến lúc các cơ quan chính quyền cần vào cuộc quyết liệt hơn và cộng đồng cư dân cũng cần nâng cao ý thức.
Trong thời gian ngắn, liên tục các vụ hoả hoạn lớn ở chung cư lẫn các khu dân cư lớn đã cướp đi sinh mạng nhiều người cũng như thiệt hại lớn về tài sản. Đã đến lúc các cơ quan chính quyền cần vào cuộc quyết liệt hơn và cộng đồng cư dân cũng cần nâng cao ý thức trong việc PCCC.
Cháy tràn lan
Theo số liệu tổng kết của Cảnh sát PCCC TP. Hồ Chí Minh, năm 2017 địa bàn thành phố xảy ra 1007 vụ cháy, làm chết 26 người, bị thương 44 người, thiệt hại 92,5 tỉ đồng. Ước tính trung bình mỗi ngày xảy ra 3 vụ cháy. Nhìn chung, trong năm 2017, số vụ cháy ở thành phố giảm so với năm 2016 nhưng tỉ lệ người thương vong tăng đột biến (tăng 65%). Nguyên nhân xảy ra cháy chủ yếu là thiết bị điện, tỉ lệ 54%. Các vụ cháy gây thiệt hại về người xảy ra chủ yếu tại nhà ở hộ gia đình hoặc nhà ở kết hợp với kinh doanh sản xuất, chiếm đến 70%.
Một trong những vụ cháy gây đau thương nhất trong năm 2017 xảy ra tại khu dân cư ở Tỉnh lộ 10 (khu phố 1, phường Tân Tạo, quận Bình Tân). Vụ cháy thương tâm xảy ra tại căn nhà số 1686 được sử dụng làm kinh doanh trại hòm đã cướp đi sinh mạng của 4 người trong gia đình. Cũng tại quận Bình Tân, vụ cháy nhà số 9, đường 10A, phường Bình Hưng Hòa đã cướp đi sinh mạng của thượng úy Cảnh sát PCCC Nguyễn Phi Long. Tại quận 8, vụ cháy tại căn nhà số 12 (đường số 7, phường 4, quận 8) ngày 6/9 cũng đã cướp đi sinh mạng của hai con người; 6 người may mắn thoát chết, nhưng người thì sống trong tật nguyền, người bị ám ảnh cả đời bởi vụ cháy. Toàn bộ tài sản tích góp cả đời của một gia đình bị thiêu rụi trong chốc lát.
Bước qua đầu năm 2018, vụ cháy chung cư Carina Plaza gây chấn động dư luận cũng khiến 13 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Hay mới đây vài hôm, vụ cháy tại tiệm photocopy trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, xã Bà Điểm, Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh cũng cướp đi sinh mạng của một cháu nhỏ, bố mẹ bị thương và toàn bộ gia sản bị thiêu rụi.
Lý giải về việc số vụ cháy giảm nhưng người chết lại tăng, Cảnh sát PCCC TP. Hồ Chí Minh cho rằng phần lớn các vụ thương vong xảy ra ở các căn nhà dạng ống. Khi xảy ra sự cố dễ gây ra hiện tượng ngạt khí không di chuyển ra ngoài được. Còn riêng ở các khu dân cư, đa số xảy ra ở các hẻm nhỏ, khi cháy xe cứu hỏa không vào được và chậm xử lý nên gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến chết người.
Theo đại diện Sở Cảnh sát PCCC, nguy cơ chảy nổ hiện nay có thể chia đều cho tất cả khu dân cư, hộ gia đình nếu các thiết bị PCCC trong căn hộ không đảm bảo, trong quá trình sinh hoạt người dân thiếu ý thức.
Nâng cao ý thức PCCC
Từ những số liệu trên cho thấy, không chỉ tại các chung cư, khu dân cư mà ở bất cứ khu vực nào nếu người dân thiếu ý thức trong công tác PCCC thì nguy cơ cháy đều có thể xảy ra.
Điển hình như vụ cháy chung cư Carina Plaza vừa qua, điều tra bước đầu cho thấy hệ thống cửa ngăn cháy bị hở dẫn đến khói lan nhanh. Không chỉ cửa ngăn giữa tầng hầm với tầng trên mà cả các cửa lối thoát hiểm các tầng cũng đều mở dù đây là cửa có lò xo tự đóng, một số tầng không có đèn tín hiệu hướng dẫn thoát hiểm. Điều này cho thấy từ ý thức phòng cháy chữa cháy đến cả thiết bị, quy trình phục vụ cho công tác này đều không hề được quan tâm. Nếu người dân ý thức hơn về công dụng của cửa thoát hiểm, không chèn gạch cho cửa mở để dễ đi lại thì khi xảy ra hỏa hoạn sẽ hạn chế được khói độc bay lên các tầng, chắc chắn sẽ hạn chế được số lượng người chết và thương vong. Còn tại các khu dân cư, nguyên nhân gây cháy chủ yếu xuất phát từ sự bất cẩn của người dân, trong đó có việc sử dụng điện không an toàn; ý thức chấp hành các quy định về PCCC của người dân, nhất là những hộ gia đình vừa sử dụng nhà để ở vừa kinh doanh, còn hạn chế.
Đại tá Đoàn Văn Chón, Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC TP. Hồ Chí Minh cho rằng, tình hình cháy nổ tại TP. Hồ Chí Minh còn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, người đứng đầu nhiều doanh nghiệp, cơ sở chưa thật sự quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ như: một số chung cư cao tầng chưa được nghiệm thu về phòng cháy nhưng đã cho người dân vào sinh sống. Đặc biệt, thành phố tồn tại rất nhiều các cơ sở thuộc diện nguy hiểm về nguy cơ cháy, nổ luôn rình rập bất cứ lúc nào nhưng hoạt động không phép. Theo khảo sát và thống kê của cảnh sát PCCC chỉ tính riêng trên địa bàn mỗi quận - huyện hiện có trên 100 cơ sở kinh doanh karaoke, gas, xăng dầu, phế liệu nhưng không có giấy phép hoạt động,…Đây là những con số rất đáng lo ngại tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Một nguyên nhân nữa là công tác quản lý nhà nước về PCCC đối với nhà ở kết hợp kinh doanh chưa được pháp luật quy định. Theo Luật PCCC, nhà ở kết hợp kinh doanh và sản xuất không thuộc sự quản lý, thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC của lực lượng cảnh sát PCCC. Đây là bất cập lớn trong công tác phòng cháy, làm gia tăng nguy cơ cháy, nổ. Thực tế, tại các nhà ở kết hợp kinh doanh thường tồn tại, phát sinh các vi phạm về PCCC như: Mắc điện không an toàn; sắp xếp hàng hóa che kín lối thoát hiểm; không trang bị thiết bị chữa cháy…
Do không phải chịu các chế tài như xử phạt hành chính, đình chỉ kinh doanh cho nên các hộ gia đình, chủ cơ sở kinh doanh vi phạm… không lo; từ đó, vi phạm ngày càng nhiều và hỏa hoạn tăng cao. Bên cạnh đó, các hộ gia đình vừa sử dụng nhà ở vừa kinh doanh cũng không quan tâm, tham gia các buổi tập huấn, phổ biến kiến thức PCCC, nhất là các phương án thoát nạn trong đám cháy do cảnh sát PCCC tổ chức. Do đó, hậu quả về người ở các vụ cháy nhà dân, nhà ở kết hợp kinh doanh thường rất nghiêm trọng.
Trước những bất cập nêu trên, từ đầu năm 2018, lực lượng Cảnh sát PCCC thành phố đã triển khai nhiều kế hoạch cùng với các giải pháp cụ thể. Mục tiêu là kiềm chế kéo giảm 10% số vụ cháy lớn, cháy gây thiệt nghiêm trọng và kéo giảm 10% số cháy nguyên dân do điện gây ra.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.