Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 21 tháng 12 năm 2015 | 9:30

Cân nhắc mức thu hợp lý tiền sử dụng đất

Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản số 8968/STC-BVG ngày 24/11/2015 về dự thảo quyết định của UBND thành phố quy định về mức nộp tiền khi chuyển từ đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Dự thảo này sẽ được trình Hội đồng Nhân dân thành phố xem xét thông qua trước khi ban hành.

Nhiều diện tích đất trồng lúa chuyển đổi mục đích

Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), quá trình chỉnh trang, phát triển đô thị và thực hiện các dự án bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh, các cơ quan, doanh nghiệp đã sử dụng nguồn lực đất đai rất lớn, trong đó có nhiều diện tích đất trồng lúa nước được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp, đất ở. 

Thực hiện Luật Đất đai 2013, tại khoản 2 điều 5 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa đã quy định về mức nộp tiền khi chuyển từ đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp: “Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất"; 

Cần cân nhắc mức thu hợp lý khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Để triển khai thực hiện quy định nêu trên, UBND TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản số 3004/UBND-CNN ngày 03/06/2015 giao Sở Tài chính chủ trì dự thảo quyết định của UBND thành phố quy định về mức nộp tiền khi chuyển từ đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Tại điều 3 dự thảo đã quy định: 

1. Mức nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất: Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước thì ngoài nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật, còn phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa. Mức nộp tiền được xác định tùy theo mục đích sử dụng đất như sau: 

a) Trường hợp sử dụng đất để xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; kinh doanh dịch vụ, thương mại; tài chính; nhà hàng; khách sạn; văn phòng làm việc dự thảo 2 và cho thuê: Mức nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất được tính bằng 100% giá đất trồng lúa nước theo bảng giá đất do UBND thành phố quy định và công bố hàng năm tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất nhân với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; 

b) Trường hợp sử dụng đất để sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp; nhà kho, nhà xưởng; hoạt động khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất xây dựng siêu thị, cửa hàng thương mại - dịch vụ bán hàng bình ổn giá; cửa hàng xăng dầu; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê tại các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất; bến cảng, bến tàu, bến phà, bến đò, bến xe, nhà ga: Mức nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất được tính bằng 50% giá đất trồng lúa nước theo Bảng giá đất do UBND Thành phố quy định và công bố hàng năm tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất nhân với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Cân nhắc mức thu hợp lý

Theo HoREA, vào thời điểm hiện tại, giá căn hộ bình dân, quy mô vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng là người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đang khá cao so với mức thu nhập (gấp 20 đến 25 lần). Theo báo cáo đề án phát triển thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020 thì người thu nhập trung bình (khoảng 650 USD/tháng) phải tiết kiệm 17 năm thì mới có đủ tiền mua căn hộ loại bình dân (diện tích 70m2, giá khoảng 700 USD/m2). Do vậy, nếu quy định mức thu như dự thảo thì sẽ tác động góp phần làm tăng giá bất động sản mà cuối cùng người tiêu dùng phải gánh chịu.

Theo kiến nghị của HoREA, cần cân nhắc cẩn trọng trước khi ban hành. Đồng thời, Hiệp hội đề nghị Nhà nước cho phép khấu trừ khoản tiền này vào tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp phải nộp khi chuyển mục đích từ đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích đất phi nông nghiệp, đất ở. 

Hiệp hội cũng đề nghị sửa đổi điều 3 dự thảo quyết định của UBND thành phố quy định về mức nộp tiền khi chuyển từ đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, như sau: 

1. Mức nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất được xác định tùy theo mục đích sử dụng đất như sau: 

a) Trường hợp sử dụng đất để xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; kinh doanh dịch vụ, thương mại; tài chính; nhà hàng; khách sạn; văn phòng làm việc dự thảo 2 và cho thuê: Mức nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất được tính bằng 50% giá đất trồng lúa nước theo bảng giá đất do UBND thành phố quy định và công bố hàng năm tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất nhân (x) với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất; 

b) Trường hợp sử dụng đất để sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp; nhà kho, nhà xưởng; hoạt động khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất xây dựng siêu thị, cửa hàng thương mại - dịch vụ bán hàng bình ổn giá; cửa hàng xăng dầu; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê tại các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất; bến cảng, bến tàu, bến phà, bến đò, bến xe, nhà ga: Mức nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất được tính bằng 50% giá đất trồng lúa nước theo Bảng giá đất do UBND thành phố quy định và công bố hàng năm tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất nhân (x) với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; 

Cũng theo kiến nghị của HoREA, doanh nghiệp cần được khấu trừ khoản tiền này vào tiền sử dụng đất của dự án./.

Minh Tuấn-  Loan Nguyễn

 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.

  • The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.

  • Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.

Top