Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 5 tháng 10 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 21 tháng 10 năm 2018 | 16:3

Cao tốc nghìn tỷ và trách nhiệm của ai?

Dư luận trong thời gian vừa qua đang nóng lên bởi một con đường cao tốc Đà Nẵng – Quãng Ngãi có giá trị đầu tư lên đến 34.000 tỷ đồng vừa khánh thành đưa vào khai thác, nhưng đã hư hỏng. Dư luận đang đặt câu hỏi về trách nhiệm của ai ?

Dư luận lại càng nóng lên phát ngôn của ông Giám đốc Ban quản lý dự án, nguyên nhân hư hỏng mặt đường do bị “mưa đầu mùa”. Không chỉ có con đường này, mà rất nhiều con đường khác nữa vừa đưa vào sử dụng trong một thời gian ngắn, nhưng đã đầy “ổ gà, ổ trâu”. Vậy hư hỏng của những con đường này không lẽ không có ai phải chịu trách nhiệm?
 
Những con đường vừa đi đã hỏng
 
Đường Trường Sơn Đông đi qua Đắk Lắk mới đưa vào sử dụng chưa đầy hai năm, đến nay một số điểm đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng, gây cản trở giao thông và bức xúc trong dư luận.
 
Con đường này đi qua bảy tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Lâm Đồng, do Ban Quản lý Dự án 46 (thuộc Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng) đại diện làm chủ đầu tư.
 
ng-trường-sơn-đông-đoạn-qua-xã-ea-lai-và-cư-prao-huyện-mđrắc.jpg
Đường Trường Sơn Đông đoạn qua xã Ea Lai huyện M'Đrắc
Gói thầu Đ35 đoạn từ Km495+200-Km511+00 qua địa bàn hai xã Cư Prao và Ea Lai, huyện M’Đrắc do Liên danh Tổng công ty 789 và Công ty cổ phần 482 là nhà thầu thi công. Gói thầu này mới hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 9-2016 đến nay và vẫn trong thời gian bảo hành. Tuy nhiên, niềm vui chẳng được bao lâu vì đến nay nhiều đoạn trên tuyến đường này đã sụt lún, xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà rộng ba đến bốn mét, sâu từ 10 đến 15 cm, chiếm gần hết mặt đường, ảnh hưởng lớn đến việc xe cộ lưu thông hằng ngày, đặc biệt tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông là rất lớn.
 
Dù mới đưa vào hoạt động chưa đầy 2 năm nhưng thời gian gần đây, nhiều vị trí nằm trong 12 km đường dẫn cầu Cửa Đại, trên tuyến đường ven biển nối TP. Hội An và TP. Tam Kỳ của tỉnh Quảng Nam bị hư hỏng nặng, xuất hiện nhiều "ổ gà", "ổ voi", nhất là đoạn gần khu vực cầu Cửa Đại.
 
Ông Đỗ Xuân Diện, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai (Chủ đầu tư), cho biết, tuyến đường từ cầu Cửa Đại vào TP. Tam Kỳ có tổng chiều dài 36,5 km. Trong đó, 24,5 km thuộc tuyến đường cứu hộ cứu nạn, được đầu tư với kinh phí 1.440 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ. 12 km còn lại thuộc đường dẫn cầu Cửa Đại, có vốn đầu tư 130 tỉ đồng từ ngân sách tỉnh.
 
cửa-dại.jpg
Tuyến đường dẫn cầu Cửa Đại hư hỏng
 
Theo thiết kế, toàn bộ tuyến đường dài 36,5 km có bề rộng mặt đường là 38 m. Tuy nhiên, khi mở thầu thi công không có vốn nên tỉnh chỉ đạo tập trung làm tuyến đường cứu hộ cứu nạn dài 24,5 km trước. Đến năm 2015-2016, cầu Cửa Đại chuẩn bị khánh thành nhưng đường từ Hội An đi Tam Kỳ bị gián đoạn nên UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo cho làm tạm 12 km còn lại.
 
"12 km này được thi công đủ các điều kiện, bề mặt rộng 10,5 m và mới phủ một lớp bê tông để đi tạm. Khi đi tạm từ năm 2016 tới giờ thì không hạn chế các loại xe có trọng tải vượt thiết kế. Những tháng cuối năm 2017 đến giờ mưa lớn, đường không thoát nước được trong khi xe chở bê tông, xi măng nặng phục vụ các công trình lưu thông quá nhiều. Từ các yếu tố như vậy nên đường bị hư hỏng ở một số vị trí, trong khi thời tiết liên tục mưa nên chủ đầu tư chưa kịp khắc phục" – ông Diện nói.
 
Còn rất nhiều nhiều con đường quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn các tỉnh, thành trong cả nước được đầu tư từ nguồn ngân sách của Trung ương, của tỉnh xây dựng hạ tầng phát triển kinh tế vùng, miền, nhưng những con đường này đều có chung một đặc điểm là hư hỏng chi sau một thời gian rất ngắn được đưa vào sử dụng.
 
Nguyên nhân là tại “Ông Trời”
 
Lý giải cho nguyên nhân đường Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi hư hỏng như vậy khi vừa mới đưa vào sử dụng, ông Nguyễn Tiến Thành - Giám đốc Ban quản lý dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cho biết, do mưa lớn nên một số vị trí bị trũng nước, xe tải trọng lớn đi qua khiến bong bật lớp bê tông nhựa tạo nhám. Ông giải thích lớp nhựa này chỉ khoảng 3 cm, khi thi công không yêu cầu lu, chỉ dán vào nên rất dễ bị bong tróc.
da-nang.jpg
Lớp bê tông nhám chỉ có 3cm nhưng khi hư hỏng lại tạo hố sâu như thế này
 
Theo giải thích của ông Thành, lớp nhựa tạo nhám này chỉ khoảng 3cm, khi thi công không yêu cầu lu, chỉ dán vào nên rất dễ bị bong tróc. Người viết bài này không thể hình dung và hiểu được công nghệ làm đường mới nhất đang được áp dụng tại Việt Nam, với lớp bê tông tạo nhám chỉ được dán vào mặt đường để sử dụng cho các phương tiện có tải trọng qua lại thường xuyên qua lại.
 
Tuy nhiên, nhìn vào những bức ảnh chụp những hư hỏng trên con đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi chúng ta có thể thấy những ổ gã sâu không phải là chỉ có 3cm, mà nó sâu hơn rất nhiều. Nếu nói như ông Thành thì cứ cho làn nền đường được thi công rất tốt, chỉ có lớp nhựa tạo nhám dày 3cm bị bong tróc thôi, vậy thì tại sao những hư hỏng trên mặt đường lại sâu đến như vậy?
 
Cũng giống như phát ngôn của ông Nguyễn Tiến Thành, Giám đốc Ban quản lý Dự án đường Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, ông Đỗ Xuân Diện, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai (chủ đầu tư) cho biết: "12 km này được thi công đủ các điều kiện, bề mặt rộng 10,5 m và mới phủ một lớp bê tông để đi tạm. Khi đi tạm từ năm 2016 tới giờ thì không hạn chế các loại xe có trọng tải vượt thiết kế. Những tháng cuối năm 2017 đến giờ mưa lớn, đường không thoát nước được trong khi xe chở bê tông, xi măng nặng phục vụ các công trình lưu thông quá nhiều. Từ các yếu tố như vậy nên đường bị hư hỏng ở một số vị trí, trong khi thời tiết liên tục mưa nên chủ đầu tư chưa kịp khắc phục".
 
Cần xử lý trách nhiệm của nhà đầu tư
 
Tối 13/10 của Thứ trưởng bộ GTVT Lê Đình Thọ sau khi vị này đi kiểm tra cao tốc 34.000 tỷ Đà Nẵng - Quảng Ngãi, ông Thọ cho rằng để xảy ra hư hỏng trên đoạn cao tốc Đà Nẵng - Tam Kỳ, trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư, các nhà thầu và đơn vị tư vấn giám sát.
 
Chiều 15/10, ông Trần Văn Tám, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) – chủ đầu tư Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi nói rằng, ông không chối trách nhiệm liên quan hư hỏng tuyến đường.
 
da-nang-quang-ngai.jpg
Trách nhiệm thuộc về nhà đầu tư phải sửa chữa lại đường
Tổng Giám đốc VEC Trần Văn Tám cho hay, đoạn đường hư hỏng thuộc phần sử dụng vốn vay JICA (Nhật Bản), đã đưa vào sử dụng từ tháng 8/2017. 
 
Tổng Giám đốc VEC khẳng định, đã yêu cầu cá nhân, đơn vị liên quan kiểm điểm trách nhiệm, báo cáo về tổng công ty trước ngày 19/10, hiện các cá nhân, đơn vị đang thực hiện báo cáo giải trình và nhận trách nhiệm. “Tất cả cá nhân, đơn vị liên quan đều có trách nhiệm, kể cả Chủ tịch HĐTVT, Tổng Giám đốc, HĐTV và ban điều hành, tôi cũng không từ chối trách nhiệm”, ông Tám nói. Theo đó, dù tuyến đường xảy ra hư hỏng đưa vào sử dụng trước thời điểm ông về làm tổng giám đốc, nhưng với tư cách người đứng đầu, ông vẫn phải chịu trách nhiệm, kể cả các công trình trước đó 5-7 năm.
 
Tại phiên họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Chính phủ cần làm rõ chất lượng các công trình hạ tầng nói chung và các công trình giao thông nói riêng. 

Đề cập tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, được đầu tư hơn 34.000 tỷ đồng, vừa mới đưa vào sử dụng vào đầu tháng 9 nhưng đã bị hư hỏng, xuống cấp rất nhanh. “Chúng tôi hoan nghênh Bộ GTVT đã có chỉ đạo, tuy nhiên, tôi đề nghị phải làm rõ các vấn đề mà dư luận, cử tri, báo chí đã nêu, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Tôi đề nghị phải làm rõ trách nhiệm giải trình của các cơ quan khi có phản ánh của báo chí, cử tri, tránh trường hợp né tránh trách nhiệm như vị giám đốc Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Khi có sự việc ổ gà, ổ trâu xảy ra ở tuyến đường này, ngay lập tức đã đổ do mưa”, bà Nga nói.
 
Trong công cuộc đổi mới và xây dựng Đất nước hiện nay, không chỉ có những con đường nghìn tỷ mà còn có cả những công trình xây dựng nghìn tỷ để phục vụ và đáp ứng cho nhu cầu phát triển, Chính phủ đã phải đi vay các tổ chức quốc tế và huy động các nguồn lực về tài chính để xây dựng những công trình này. Tuy nhiên, không phải sẵn tiền mà các đơn vị có trách nhiệm trong việc thi công xây dựng lại làm ăn một cách vô trách nhiệm với xã hội, người dân và Đất nước. Vì vậy, cần phải xử lý thật nghiêm để răn đe và để có những công trình sau này trường tồn mãi với thời gian.
 
 
 
 
 
Ngọc Thủy (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Hành trình của chàng trai người Mông đến giảng đường Đại học Y Hà Nội

    Hành trình của chàng trai người Mông đến giảng đường Đại học Y Hà Nội

    Giữa những dãy núi trùng điệp, những con đường đất gồ ghề, cậu học sinh nghèo hiếu học Giàng A Ký (dân tộc Mông) đã nuôi một ước mơ trở thành bác sĩ để chăm sóc và cứu giúp người dân nơi quê nhà. Đối mặt với khó khăn của cuộc sống, đã có lúc, Ký tưởng mình phải bỏ cuộc giữa chừng. Cho đến khi hy vọng được gieo mầm từ Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin…

  • Lũ dữ đi qua, tấm lòng ở lại

    Lũ dữ đi qua, tấm lòng ở lại

    Mỗi khi đất nước có thiên tai, dịch bệnh thì truyền thống yêu nước, tinh thần "tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo” luôn là bản chất tốt đẹp của người dân Việt Nam lại được phát huy.

  • Tạp chí Kinh tế nông thôn chung sức cùng người dân Lào Cai khắc phục hậu quả sau mưa lũ

    Tạp chí Kinh tế nông thôn chung sức cùng người dân Lào Cai khắc phục hậu quả sau mưa lũ

    Hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) đã khiến tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng về người và tài sản. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đã nén đau thương cùng nhau nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống trong sự sẻ chia của đồng bào khắp mọi miền đất nước.

Top