Theo kết quả khảo sát ngành dịch vụ khách sạn năm 2017 do Grant Thornton Việt Nam là thành viên độc lập của Grant Thornton International Ltd công bố vào sáng ngày 11-7, chỉ số EBITDA (chỉ số thu nhập ròng trước lãi, thuế và khấu hao) của khách sạn cao cấp đạt trung bình 32,5%, tăng 1,7% so với năm 2015.
8.100 phòng khách sạn đưa vào hoạt động năm 2016
Trong cuộc khảo sát lần này, Grant Thornton tập trung vào các khách sạn cao cấp tại Việt Nam, bao gồm các khách sạn 4 sao và 5 sao. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy ngành dịch vụ khách sạn có nhiều tiềm năng phát triển. Cụ thể, trong năm 2016, ngành du lịch Việt Nam đạt được những kết quả ấn tượng. Lượng khách du lịch cũng như doanh thu ngành du lịch đạt mức tăng trưởng kỷ lục với lượng khách đến tăng 26% và doanh thu tăng 18,4%. Năm 2016, Việt Nam đón 72 triệu lượt khách du lịch quốc tế và nội địa, cao hơn mức dự kiến chỉ 68,5 triệu lượt khách. Để đáp ứng được số lượng khách du lịch ngày càng tăng, nhiều khách sạn mới đã được xây dựng trên khắp đất nước. Năm 2016, 41 khách sạn mới từ 3 tới 5 sao đã cung cấp thêm 8.100 phòng khách sạn, giúp nâng tổng số lượng phòng khách sạn lên hơn 420.000 phòng - con số này cao hơn các nước trong khu vực như Malaysia, Lào và Campuchia.
Lợi nhuận gộp của phân khúc khách sạn cao cấp tiếp tục tăng nhẹ so với năm 2015
Kết quả khảo sát được phân tích dựa trên 2 khía cạnh chính là xếp hạng sao và theo khu vực, xếp hạng sao và giá phòng bình quân. Cụ thể, ở khách sạn 4 sao năm 2016 đạt 75 USD, tăng 3,8% so với năm 2015. Giá phòng bình quân năm 2015 xuống còn 104,4 USD năm 2016. Khách sạn cao cấp năm 2016 nói chung tăng từ 87 USD vào năm 2015 lên 88 USD vào năm 2016. Doanh thu trên số phòng có sẵn của khách sạn tăng đối với cả hai loại xếp hạng sao, đạt mức tăng 10% tại khách sạn 4 sao và 5,1% tại khách sạn 5 sao. Doanh thu trên mỗi phòng sẵn có của khu vực miền Trung thấp nhất, nhưng ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong cả 3 khu vực. Khu vực miền Bắc và miền Nam ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt là 3,5% và 5,9%. Năm 2016 cũng đánh dấu sự phục hồi của ngành khách sạn khi công suất phòng đều tăng đối với cả hai nhóm xếp hạng sao. Bên cạnh đó, nguồn cung mới liên tục tăng trong thời gian tới, dự kiến sự cạnh tranh trên thị trường khách sạn cao cấp sẽ nóng lên đặc biệt ở phân khúc khách sạn 5 sao.
Tỷ lệ doanh thu từ bộ phận phòng tăng nhẹ
Trong báo cáo của Grant Thornton, doanh thu của khách sạn đến từ 3 mảng chính là bộ phận phòng, dịch vụ nhà hàng, các dịch vụ khác. Trong đó, doanh thu phòng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu. Năm 2016, doanh thu phòng đạt mức 61,5%, tăng nhẹ so với năm 2015 ở mức 59%; tương ứng doanh thu dịch vụ nhà hàng giảm từ 32% xuống 31,1% và doanh thu khác giảm 1,7%.
Trong năm 2016, lợi nhuận gộp của phân khúc khách sạn cao cấp tăng nhẹ ở mức 0,6% so với năm 2015, trong khi có sự thay đổi đáng kể trong cấu trúc chi phí bộ phận. Phân khúc khách sạn 4 sao có tỷ suất lợi nhuận gộp tốt hơn so với phân khúc khách sạn 5 sao. Điều này chủ yếu do chi phí dịch vụ nhà hàng của khách sạn 5 sao cao hơn 3,2%. Trong các loại chi phí, chí phí lương chiếm phần lớn trong tổng số chi phí. Cụ thể, chi phí lương chiếm 34,8% trong năm 2016, chi phí bộ phận quản lý chiếm 23,7% tổng cơ cấu chi phí không phân bổ năm 2016. Tỷ trọng của chi phí tiện ích cũng tương đương với chi phí bộ phận quản lý và giảm nhẹ từ 21,2% trong năm 2015 xuống còn 2,5% trong năm 2016.
Về kênh đặt phòng, trong năm 2016 nhìn chung cơ cấu tỷ trọng các kênh đặt phòng có xu hướng tương tự năm 2015. Kênh đặt chỗ phổ biến nhất tại các khách sạn 4 sao và 5 sao vẫn là các công ty lữ hành và nhà điều hành tour với tỷ trọng 37,3%. Tuy nhiên, tỷ trọng này đã giảm dần trong những năm qua. Liên quan tới các kênh đặt phòng, phân tích theo xếp hạng sao, các khách sạn 4 sao có tỷ lệ đặt phòng cao hơn thông qua các công ty lữ hành và nhà điều hành tour ở mức 41,3%, trong khi các khách sạn 5 sao chỉ đạt mức 32,5% doanh thu thông qua kênh đặt phòng này./.
Mạnh Tiến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.