Hơn nửa thế kỷ trước, vào phiên chợ Bưởi (Hà Nội), người dân thường đưa hoa, cây cảnh về đây bán, lâu dần thành chợ hoa, tồn tại đến ngày nay.
Chị Nguyễn Thị Thu (Hoài Đức - Hà Nội) cho biết, chị đi chợ hoa, cây cảnh đường Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội (còn gọi là chợ Bưởi), hơn 10 năm nay.
Vài năm trở lại đây, thị trường ưa chuộng lan rừng, lan công nghiệp, song, nhiều nhất vẫn là lan rừng, do bà con Tây Bắc, chủ yếu là Sơn La, đưa về xuôi bán cho các đầu mối ngày càng nhiều.
Theo đó, lan rừng được bán cho thương lái theo trọng lượng, với giá từ vài chục ngàn/kg, đến cả trăm ngàn đồng/kg, sau đó, bà con đem về bán lẻ tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám.
Khách có thể mua vài lạng, vài kg về trồng, hoặc có thể mua từng giò lớn, nhỏ khác nhau, đã được người bán cho vào chậu, chỉ việc đem về treo, chăm sóc.
Một khách hàng cho biết, trồng lan rất dễ, chỉ việc cho vào chậu gỗ (gỗ nhãn) hoặc gốm, sau đó bỏ than hoa, vỏ thông, rong rêu vào trồng. Ngoài việc tưới nước hàng ngày, còn mua loại thuốc kích rễ để phun, xịt.
Ngày phun 2 lần, khoảng 7 – 8 h sáng, và 17 h chiều, cách phun tốt nhất, phun nước lã trước, sau 45 phút, phun thuốc kích rễ, tránh phun trực tiếp, để cây bám khoẻ, sống lâu.
Bà Thu Hương, số 470, đường Hoàng Hoa Thám, cho biết, bà thuê mặt bằng ở đây gần 15 triệu đồng/tháng. Kinh doanh các loại hoa cây cảnh phong thuỷ, kích cỡ đủ các loại, dùng trang trí trong gia đình, công sở, trên bàn làm việc, cửa sổ như: sen đá, xương rồng, kim tiền, kim ngân, thiết mộc lan.
Sản phẩm chủ yếu được nhập từ Đà Lạt, Hưng Yên và các địa phương quanh vùng. Khách hàng cũng đủ tầng lớp, từ bình dân đến cao cấp, các văn phòng, khách sạn, giá 20.000 – 30.000 đồng, vài trăm ngàn đồng, tiền triệu cũng có. Bình quân trừ chi phí, lãi 6 -7 triệu đồng/tháng.
Đặc biệt, ông Nguyễn Hữu Lương, số 460 Hoàng Hoa Thám, cho biết, tôi sinh sống ở đây từ những năm 1960. Hiện, đã nghỉ hưu, cửa hàng do các con quản lý, ngày thường bán đồ cổ, từ hàng gia dụng, đến đồ thờ cúng kim, cổ, thứ gì cũng có.
Khách đưa hàng đến bán, thấy cái gì hay, đẹp, cổ, thì mua, ai cần lại bán cho họ, ví như: bát sứ cổ Trung Quốc, Việt Nam; đồ thờ cúng cổ của Bát Tràng, Trung Quốc.
Ngày Tết, bán hoa cây cảnh: đào cổ Sa Pa, mai, quất, địa lan, công việc bận rộn quanh năm. Thu nhập từ cửa hàng đồ cổ 50 – 70 triệu đồng/năm; cây cảnh chỉ bán dịp Tết, khoảng 100 cây quất, bình quân 100.000 đồng/cây; hoa mai 50 – 100 cây, bình quân 2 – 3 triệu đồng/cây.
“Hơn nửa thế kỷ trước, những người bán hoa, cây cảnh, thường họp chợ vào ngày 4,9 âm lịch hàng tháng, tại chợ Bưởi. Sau đó, mở rộng ra dọc 2 bên đường Hoàng Hoa Thám, hình thành khu chợ hoa, cây cảnh, cây thế, suốt từ chợ Bưởi đến Bệnh viện Lao phổi Trung ương như ngày nay. Người bán đến từ khắp nơi: Hà Tây cũ; Đông Anh, Sóc Sơn, Ba Vì; Hưng Yên; Vĩnh phúc…", ông Lương chia sẻ.
Tuy nhiên, cần nói thêm, hiện, lan rừng, đào cổ, đã bị khai thác tận diệt ở Sa Pa nhiều năm qua, nay lại tiếp tục diễn ra ở Sơn La, các tỉnh vùng Tây Bắc.
Nếu không có biện pháp ngăn chặn, bảo tồn, chắc chắn sẽ bị tận diệt, và phải mất rất nhiều thời gian mới khôi phục được, đây là điều các địa phương cần lưu ý.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.