Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 17 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 1 tháng 9 năm 2019 | 18:52

Chống rác thải nhựa: Thay đổi nhận thức người Việt bằng giáo dục

Sự phát triển nhanh về kinh tế, công nghiệp ở nước ta gần đây giúp nâng cao đời sống vật chất cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế, các vấn đề môi trường đang là thách thức lớn.

Từ hành động nhỏ: Không vứt rác

Vừa qua, trong chuỗi sự kiện "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 15 tại Bình Định, sự kiện khoa học “Giảm thiểu chất thải nhựa vào đại dương: Mô hình giáo dục cho các nhà giáo dục” nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Bình Định là địa phương được BTC lựa chọn để triển khai thí điểm với mong muốn sẽ lan tỏa mô hình đến các tỉnh, thành khác trên cả nước trong tương lai, góp phần hình thành nhận thức về giảm thiểu rác thải nhựa cho người dân Việt Nam.

Theo GS. Trần Thanh Vân - Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam, phát triển kinh tế cần đi đôi với việc bảo vệ môi trường. Sự phát triển ở Việt Nam sẽ không bền vững nếu vấn đề ô nhiễm môi trường không được khắc phục và ngăn chặn kịp thời.

Cũng theo GS. Vân, theo quan sát thực tế, khả năng hiểu biết về môi trường, vai trò của hệ sinh thái đối với con người, sự liên kết cần thiết - chặt chẽ giữa con người và hệ sinh thái của người dân Việt Nam hiện đang còn nhiều hạn chế. Sự hiểu biết chưa đầy đủ này đã dẫn đến tình trạng vứt rác tùy tiện ra môi trường xung quanh.

 

8-mt-671948-01.jpg
Bãi biển Tân Phụng - Mũi Rồng (xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) chìm ngập trong rác thải, ô nhiễm trầm trọng. Ảnh Laodong.vn

 

“Trái đất là hành tinh độc nhất trong vũ trụ còn xanh, vì vậy chúng ta cần phải hết sức quan tâm bảo vệ. Ở Bình Định có rất nhiều kho tàng thiên nhiên, một trong những kho tàng ấy là đầm Thị Nại, nhưng từ năm 2008 đến nay, đầm có rất nhiều thay đổi, chúng tôi mong muốn cùng với lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Trung ương cùng nhau bảo vệ môi trường, vì lúc phá rồi chúng ta sẽ không thể tìm lại được nữa” - GS. Vân nói. 

Sự kiện “Giảm thiểu chất thải nhựa vào đại dương: Mô hình giáo dục cho các nhà giáo dục” sẽ tổ chức lớp học về môi trường cho giáo viên của một số trường THPT trên địa bàn các huyện ven biển và TP. Quy Nhơn của tỉnh Bình Định. Mục đích của khóa học này là nhằm nâng cao kiến thức, khả năng hiểu biết về khoa học môi trường, ô nhiễm rác thải nhựa, ảnh hưởng của nó đến hệ sinh thái, sức khỏe con người và phát triển kinh tế xã hội cho các giáo viên dạy tại các trường THPT trong tỉnh.

Lớp học sẽ được giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh bởi một số giáo sư có uy tín về khoa học môi trường của các trường đại học Mỹ. Đồng thời, bài giảng sẽ được dịch ra tiếng Việt và phát cho các GV để tiện tham khảo. Ngoài ra, các bài giảng của các GS Mỹ sẽ được dịch trực tiếp ra tiếng Việt để các thầy cô giáo hiểu dễ dàng hơn.

Sau khi kết thúc khoá học, Ban Tổ chức sẽ làm việc với đại diện của Sở GDĐT, Sở TNMT, Ban Giám hiệu các trường tham dự tập huấn và đại diện các thầy cô giáo để phát động chương trình giáo dục cộng đồng về khoa học mới.

Cần hành động mạnh mẽ

Ông Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ TNMT cho biết, muốn giảm thải rác thải nhựa, túi nylon khó phân hủy vào đại dương thì chúng ta phải tiến hành toàn diện hơn, không chỉ xử lý ngay những điểm gây ô nhiễm trên các đại dương mà phải xử lý giảm thải từ trong đất liền. Chính nhựa, túi nylon trong đất liền sẽ trôi ra sông, suối và đến với đại dương. Chúng ta tiến hành đồng bộ trên khắp mọi miền của Tổ quốc.

“Biện pháp để xử lý rác thải nhựa nói chung phải tiến hành đồng bộ từ xây dựng chính sách pháp luật; trong đó ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong tiến trình sản xuất, cũng như các cơ chế về thuế để khuyến khích sản xuất túi nhựa, nylon thân thiện với môi trường; đồng thời cũng giảm thiểu việc sản xuất quá nhiều túi nylon quá rẻ như hiện nay. Nâng cao nhận thức của người sử dụng, nhà sản xuất, nhà buôn bán lẻ. Phải có giải pháp về khoa học công nghệ, tức là có tiến bộ về kỹ thuật để sản xuất ra túi nhựa, túi nylon thân thiện với môi trường” - Thứ trưởng Nhân nói thêm.

Còn ông Trân Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - cho hay, ngoài sự ô nhiễm môi trường do rác thải công nghiệp, ô nhiễm môi trường từ rác thải từ gia đình các người dân cũng khiến môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề, một trong những vấn đề cấp bách hiện nay là ô nhiễm rác thải nhựa từ việc sử dụng rác vật liệu nhựa một lần do ý thức, sự hiểu biết về ảnh hưởng của sự ô nhiễm chất thải nhựa vào môi trường ở mức báo động.

“Phát triển ở Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng sẽ không bền vững nếu có vấn đề về ô nhiễm môi trường không được khắc phục, ngăn chặn kịp thời. Vấn đề ô nhiễm môi trường có thể khắc phục được từ việc thắt chặt quản lý từ nhà nước, từ việc nâng cao hiểu biết, nhận thức bảo vệ môi trường của người dân. Sự hiểu biết chưa đầy đủ và tác hại của môi trường đã dẫn đến tình trạng vứt rác tùy tiện ra môi trường xung quanh của chúng ta, vì vậy thay đổi nhận thức là vấn đề cấp bách, cấp thiết hiện nay” - ông Châu chia sẻ.

Trong khi đó, theo GS Hoàng Chung Thẩm - Đại học Loyola (Mỹ) - chia sẻ, không phải người dân Việt Nam cũng hiểu được việc vứt rác gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, hệ sinh thái khi bị ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống con người.

Thả 3 vạn hoa đăng nhựa xuống biển Cát Bà là làm ngược

Một chuyên gia về rác thải nhựa làm việc tại Vụ Chất thải, Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT đánh giá, thả hàng vạn hoa đăng nhựa xuống biển Cát Hải rồi vớt lại là điều khó khăn.

“Phải xem loại nhựa làm đèn hoa đăng là loại nhựa gì, thành phần, tính chất ra sao, khi nó xuống biển thì bị tác động như thế nào… 

Thứ hai, sóng to gió lớn thế, đèn hoa đăng bị tản mát đi khắp nơi thì không hiểu sẽ vớt thế nào? Không ai quản lý được khi thả xuống biển nó sẽ trôi nổi ở đâu. Mặt khác, nói là vớt lên và tái sử dụng thì sẽ chuyển cho ai, ở đâu, phải có địa chỉ tiếp nhận để tái sử dụng rõ ràng.

Theo tôi hiểu, hoa đăng nói trên dạng nến trong đó có pin. Trong lúc Bộ TN&MT kêu gọi người dân cả nước hạn chế tối đa sử dụng các loại rác thải nhựa để bảo vệ môi trường, việc làm của Hải Phòng là điều khá ngược” - vị chuyên gia nêu quan điểm.

Thông báo của TP. Hải Phòng cho hay, đêm hoa đăng mừng đại lễ Vu lan Cát Bà 2019 có 3 vạn hoa đăng được thả trên biển.

 

3-van-hoa-dang-tha-xuong-bien-hai-phong-lam-nguoc-voi-ca-the-gioi.jpg
Theo thống kê của các tổ chức khoa học và kinh tế quốc tế, Việt Nam là một trong 5 nước phát thải rác thải nhựa vào môi trường đại dương nhiều nhất. Ảnh vietnamnet.vn

 

Chủ tịch UBND huyện Cát Hải Phạm Quang Hiển giải thích: Ở Cát Bà không thể chọn hoa giấy như các nơi khác vì sóng to sẽ làm hoa đăng hư hỏng ngay khi thả xuống. Hoa đăng bằng nhựa sẽ được tái sử dụng.

"Sau khi kết thúc buổi lễ, các cơ quan chức năng đã tổ chức thu gom toàn bộ hoa để đưa về trụ sở phật giáo của huyện sửa chữa, làm sạch để tái sử dụng. Toàn bộ số hoa nhựa này vẫn đang được bảo quản tại huyện. Lựa chọn 3 vạn hoa đăng nhựa là để bảo vệ biển và môi trường”, ông Hiển khẳng định.

 

PV (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

Top