Sáng 21/2, UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông và kỷ niệm 225 năm ngày mất đại danh y Lê Hữu Trác.
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL, Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo huyện Hương Sơn.
Hàng năm, cứ đúng ngày rằm tháng Giêng, ngày mất của ông, nhân dân cùng những người công tác trong nghề y lại tề tựu về khu mộ và nhà thờ đại danh y (tại xã Sơn Quang và Sơn Trung - Hương Sơn) dự lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, tưởng nhớ đến công lao to lớn của ông. Đây là một hoạt động tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh năm 1720, mất năm 1791, là người có đóng góp to lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam. Trong suốt cuộc đời làm thuốc của mình, ông đã đúc kết tinh hoa của y học nhân loại và y dược cổ truyền Việt Nam, để lại cho đời sau một bộ sách đồ sộ, quý giá là “Hải Thượng Lãn Ông Y Tông Tâm Lĩnh” với hàng ngàn bài thuốc hay và phát hiện, bổ sung hơn 350 vị thuốc mới để đồng nghiệp đương thời và các thế hệ mai sau cùng nghiên cứu, sử dụng.
Ông là tấm gương sáng về y đức, y đạo, y thuật, là hiện thân của một nhân cách lớn về lòng cương trực, chí khí thanh cao, được người đời tôn kính, ngưỡng mộ. Chín điều “Y huấn cách ngôn” của ông để là khuôn phép, nguyên tắc trong hành nghề y dược, mãi mãi là kim chỉ nam về y đức cho những người thầy thuốc chân chính.
Nhằm tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của lễ hội, ngày 13/10/2015, Bộ VHTT&DL đã có quyết định công nhận Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hà Nguyên
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.