Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 14 tháng 1 năm 2020 | 14:4

Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh: Từ ước mơ đến hiện thực

“Giấc mơ” Công viên địa chất (CVĐC) Lý Sơn - Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đến nay đã hình thành. Cuối tháng 11/2019, ngành chức năng Quảng Ngãi đã hoàn thiện hồ sơ CVĐC Lý Sơn - Sa Huỳnh để trình UNESCO công nhận là CVĐC toàn cầu.

 

tr22d.JPG
Sự độc đáo, kỳ thú về địa chất - địa mạo - núi lửa biển tạo nên sự khác biệt, là thế mạnh vượt trội so với các vùng miền khác đã thu hút du khách đến với Lý Sơn.

 

Nơi quy tụ nhiều loại hình văn hóa

Việc xây dựng hồ sơ CVĐC Lý Sơn - Sa Huỳnh được triển khai từ năm 2015 trên cơ sở CVĐC Lý Sơn với quy mô cấp tỉnh. Sau hơn 4 năm xây dựng, diện mạo của một CVĐC toàn cầu đã định hình trên quê hương núi Ấn - sông Trà.

Công viên có tổng diện tích trên 5.000km2 (đất liền và biển), qua 10 huyện, thành phố với khoảng 1 triệu dân. Nơi đây quy tụ dày đặc và đan xen các loại hình di sản văn hóa, lịch sử có giá trị mang tầm quốc gia và quốc tế như văn hóa cổ Sa Huỳnh, Chămpa, Đại Việt. Đây cũng là nơi hội tụ của đa dạng địa chất, địa mạo do hoạt động núi lửa tạo nên, được giữ gìn nguyên vẹn giá trị với vẻ đẹp hoang sơ.

Ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi, Phó trưởng ban Quản lý CVĐC Lý Sơn – Sa Huỳnh, thông tin: Ngày 29/11/2019, hồ sơ đã được chuyển tới UNESCO. Hồ sơ gồm bản chính toàn văn và 9 phụ lục, khoảng 2.000 trang tiếng Anh được đệ trình tham gia Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO. 

Trước khi trình UNESCO công nhận CVĐC Lý Sơn - Sa Huỳnh, Sở VH-TT&DL đã mời các chuyên gia khảo sát, đánh giá các giá trị di sản địa chất, địa mạo, cảnh quan và văn hóa lịch sử, tiến hành khảo sát và xây dựng chủ đề tổng quan của công viên là CVĐC Lý Sơn - Sa Huỳnh.

Sau bước đệ trình toàn bộ hồ sơ, tỉnh tiếp tục kế hoạch tập huấn truyền thông để đưa thông tin đến người dân, xây dựng kế hoạch tổng thể về bảo tồn và phát huy công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh. Đặc biệt là xây dựng các hoạt động trên thực địa như: trung tâm thông tin, biển báo, biển hướng dẫn cho hơn 110 điểm địa chất đã đưa vào danh mục bảo tồn, biển thuyết minh, hệ thống pano, biển chỉ dẫn cho hơn 80 điểm nằm trong tuyến du lịch.

Miền đất của những chuyển động

Du khách đến Quảng Ngãi có thể theo từng tuyến du lịch để cảm nhận vẻ đẹp về địa chất, văn hóa, lịch sử  nơi “Miền đất của những chuyển động”. Nếu đến huyện đảo Lý Sơn, du khách sẽ khám phá “bí ẩn nơi đảo thiêng”. Ngược đường lên phía Tây theo tuyến “Lục địa cổ - Vũ điệu thời gian”, du khách sẽ khám phá các di sản địa mạo của quá trình hoạt động lục địa cổ, của các lớp thạch quyển nâng lên, hạ xuống của các lớp đá biến chất va chạm vào nhau trong quá trình kiến tạo.

Không những thế, đến đây, du khách có thể thưởng thức những điệu múa Cà Đáo, tiếng cồng chiêng của đồng bào Cor; khám phá cánh rừng nguyên sinh của núi Cà Đam hùng vĩ có độ cao hơn 1.400m so với mực nước  biển, nơi đây được ví là “nóc nhà” của Quảng Ngãi.

Về phía Bắc, có 19 điểm di sản, giúp du khách hiểu hơn về vùng đất chịu nhiều đau thương mất mát, nhưng rất đỗi hào hùng. Đến đây, du khách hiểu hơn về một thời giao thương trên con đường gốm sứ ở Biển Đông thông qua những con tàu cổ đắm ở vùng biển Bình Châu (Bình Sơn). Bên cạnh vùng “Nghĩa địa tàu cổ” là những thềm đá mài mòn, vách đá chơi vơi, tạo tác của quá trình hoạt động núi lửa đã tạo nên những điểm địa chất kỳ thú.

Về phía Nam, theo tuyến “Hành trình về những nền văn hóa cổ”, du khách được khám phá vùng đất là chiếc nôi của văn hóa Sa Huỳnh với nhiều di sản giá trị.

“Trên cơ sở đã định hình CVĐC Lý Sơn - Sa Huỳnh, trong thời gian đến, Sở VH-TT&DL cùng với chính quyền các địa phương tiếp tục triển khai các hoạt động để từng bước hướng đến mục tiêu phát huy các giá trị di sản trong vùng công viên, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân thông qua phát triển du lịch bền vững”, ông Nguyễn Minh Trí chia sẻ.

 

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top