Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 31 tháng 1 năm 2018 | 11:47

Cùng nhau bảo tồn động vật hoang dã

Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội (Tiên Dược, Sóc Sơn) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 4018/QĐ-UBND ngày 28/6/2013 của UBND thành phố.

Chức năng chính của Trung tâm là tổ chức cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản, tổ chức nghiên cứu khoa học, phục vụ tham quan học tập; quan hệ trong nước và quốc tế trong việc nghiên cứu, bảo tồn, trao đổi, cung cấp các động vật hoang dã thế hệ sau (F2).

Gấu được nuôi tại Trung tâm.

Từ khi thành lập tới nay, Trung tâm luôn tổ chức sắp xếp, bố trí nhân sự hợp lý; thường xuyên tu sửa, chuẩn bị chuồng trại, vật tư thuốc men, thức ăn động vật; triển khai bồi dưỡng chuyên môn cho CBCNV nhằm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, đáp ứng kịp thời các vụ tiếp nhận động vật hoang dã do các cơ quan chức năng bàn giao bất cứ lúc nào. Năm 2017, Trung tâm đã tiếp nhận 68 vụ do các cơ quan chức năng thu giữ chuyển về với 1.336 cá thể động vật hoang dã và 56,1kg rắn các loại; trong đó, động vật hoang dã còn sống là 1.279 cá thể.

Cá thể trăn do trung tâm tiếp nhận.

Công tác phòng trị bệnh cho động vật hoang dã được triển khai đúng quy trình kỹ thuật, với 17 đợt tiêm vắc xin và tẩy giun sán cho 845 cá thể, điều trị 98 đợt cho 360 lượt cá thể gồm hổ, mèo rừng, gấu ngựa,... 

Trong việc chuyển giao động vật hoang dã về môi trường tự nhiên, Trung tâm đã chuyển giao 5 đợt với 89 cá thể động vật còn sống cho Vườn Quốc gia Cúc phương và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; chuyển giao động vật hoang dã chết 02 đợt với 44 cá thể cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Tổ chức 02 đợt tái thả động vật về môi trường tự nhiên với 85 cá thể cho Vườn Quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh) và Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An); tiến hành tiêu hủy các động vật chết và các động vật có tính chất xâm hại theo đúng quy trình, quy định của nhà nước đề ra. 

Nhiều loài động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.

Cũng trong thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn động vật hoang dã đối với các loài nguy cấp, quý hiếm, có nguy cơ tiệt chủng cao như (hổ, gấu, vượn đen má trắng, chim hồng hoàng,...) thì việc hợp tác với một số tổ chức quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm cứu hộ và làm giàu phúc lợi cho động vật và công tác thú y cũng được trung tâm coi trọng.

Cán bộ Trung tâm kiểm tra sức khỏe của cá thể hổ.

Ông Ngô Bá Oanh, Giám đốc Trung tâm cho biết: Trung tâm thường tiếp nhận các động vật hoang dã do các cơ quan chức năng thu bắt của các đơn vị, cá nhân buôn bán, chăn nuôi bất hợp pháp; bên cạnh đó, việc tiếp nhận còn được thực hiện từ phía các cá nhân, tổ chức tiến hành bàn giao động vật hoang dã một cách tự nguyện. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn như: việc xử lý đối với các vụ vi phạm về buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp các loài động vật hoang dã của các cơ quan chức năng thường kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cứu hộ; mặt khác, động vật hoang dã bị bắt giữ do buôn bán trái phép luôn có nguy cơ lây nhiễm, lây bệnh rất cao, thậm chí còn lây sang cả người; hiện nay, số lượng động vật hoang dã đang cứu hộ, bảo tồn tại trung tâm thường xuyên bị quá tải so với cơ sở vật chất của đơn vị. 

Những trăn trở của ông Oanh là hoàn toàn có cơ sở. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng khi tiến hành xử lý các vụ việc liên quan đến động vật hoang dã bị bắt nên gắn với quy định về thời gian; đồng thời mọi người hãy hiểu đúng chức năng nhiệm vụ của trung tâm để cùng nhau cứu hộ động vật hoang dã được tốt hơn.

Đình Hợi

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top