Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 28 tháng 9 năm 2011 | 10:38

Đại gia mua 30 lô đất Vân Canh, BĐS Hà Nội náo loạn

Theo nhiều chuyên gia BĐS, đất nền dự án Vân Canh thời gian gần đây tăng trở lại là đương nhiên. Bởi, với mức giá trên dưới 40 triệu đồng mỗi m2 (đã bao gồm cả xây thô), đó là mức giá quá hời, nếu so sánh với nhiều dự án lân cận, giá đã cao hơn nhưng vẫn chỉ là bãi đất nền trống trơn.

Những nhà đầu tư đến sau đang đối diện với nhiều rủi ro khó thoát hàng, vì hiện đất nền tại dự án Vân Canh đã bị đẩy lên quá cao?

Thế nhưng, việc giá tăng quá nhanh, tăng có ngày 3-4 triệu đồng mỗi m2 và tình hình này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, trong khi nền kinh tế đang gặp khó khăn, thị trường BĐS trầm lắng và tiếp tục đi xuống. Chứng tỏ giới đầu cơ BĐS của Hà Nội đang "làm giá", tạo sốt ảo để kiếm lời.

Anh Nguyễn Văn Hiến, nhà đầu tư BĐS tại quận Cầu Giấy cho biết: thời gian vừa qua, nhiều nhà đầu tư BĐS và cả các nhà môi giới thân quen liên tục chào mời anh tham gia đầu tư vào dự án Vân Canh và một số dự án tận bên Gia Lâm, Đông Anh rồi "thổi" giá kiếm chênh lệch.

Thế nhưng, trong bối cảnh thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, việc đầu cơ BĐS có quá nhiều rủi ro nên anh đã không nhập cuộc mà chỉ đứng ngoài quan sát.

Theo anh Hiến, việc các nhà đầu cơ BĐS liên kết nhóm để "thổi" giá BĐS một dự án nào đó đã tạo thành một "mô- típ" cổ điển. Hễ thấy dự án nào có khả năng sinh lời, các nhà đầu tư sẽ liên kết thành nhóm để có một nguồn tiền nhất định và một nguồn hàng nhất định.

Một khi đã có một lượng sản phẩm nhất định và một lượng tiền nhất định sẵn sàng đưa vào thị trường, các nhà đầu cơ sẽ liên kết với đội ngũ các nhà môi giới ruột. Và, đội ngũ môi giới này cùng mạng lưới của mình có nhiệm vụ đẩy giá và tạo ra một cơn sốt cục bộ để lôi kéo các nhà đầu tư khác cùng tham gia.

Một khi giá đất có dấu hiệu tăng, đội ngũ môi giới sẽ lại mời chào các nhà đầu tư thân cận tham gia “lướt sóng”, khiến giá đất tại dự án này liên tục tăng, nhưng sự thật, số sản phẩm giao bán lại rất ít, lượng giao dịch không nhiều, chỉ quanh quẩn một số sản phẩm nhất định và một số nhà đầu cơ nhất định, chứ thanh khoản trên thị trường thì rất ít!

Anh Hiến cho biết, với cách đầu cơ, "thổi" giá hiện nay, nếu muốn làm giá BĐS tại một dự án nào đó, đội ngũ môi giới chỉ cần 5 hay 6 sản phẩm là họ đã có thể làm cho thị trường khu vực nào đó trở nên sôi động gây ra sự chú ý của những người quan tâm đến BĐS.

 Điều  đó cũng đúng nếu nhìn vào cơn sốt đất nền Vân Canh hiện nay khi một số sản phẩm tại dự án này đang được hàng chục trung tâm môi giới cùng rao bán. Song, nếu hỏi mua, khách hàng chưa hẳn đã tiếp cận được với chủ sở hữu. Bởi, các nhà môi giới sẽ lại trả lời, mức giá hiện tại đã cao hơn mức giá đã rao bán, hoặc sản phẩm ấy đã có người mua rồi, nếu muốn mua, khách phải chấp nhận mức giá cao hơn cả triệu đồng mỗi m2.
Sau dự án Vân Canh và Bắc Anh Khánh, dự án nào sẽ được giới đầu cơ để ý?

Cũng là một nhà đầu tư BĐS, nhưng đã nửa năm nay anh Phúc, nhà ở khu trung Hòa Nhân Chính (quận Cầu Giấy) lại dùng số tiền anh có gửi vào ngân hàng, đem cho vay nặng lãi, hoặc đầu tư vào vàng.

Anh Phúc cho biết, khi đất dự án Vân Canh giảm sâu, một số nhà đầu tư nhảy vào “bắt đáy” là có thật. Thậm chí, lúc đất dự án này vẫn còn giao dịch ở mức 38-40 triệu mỗi m2, một đại gia trong ngành Ngân hàng tại Hà Nội đã hùn vốn mua một lúc cả 30 lô đất liền kề tại dự án này để chờ giá lên sẽ bán kiếm lời.

Với sự tham gia của đại gia ngân hàng này, việc đầu tư vào dự án Vân Canh đảm bảo sẽ có lợi nhuận. Bởi, ai cũng thừa biết, sau khi đầu tư cả chục tỷ đồng vào dự án này, vị đại gia này cùng nhiều nhà đầu cơ khác sẽ có những “giao kèo” với đội ngũ môi giới để tìm cách đẩy giá đất dự án này lên cao rồi thoát hàng kiếm lời.

Anh Phúc còn cho biết thêm, đến thời điểm hiện tại không biết vị đại gia ngân hàng kia đã thoát hết hàng tại dự án này hay chưa, nhưng anh khẳng định, việc đất nền dự án Vân Canh náo loạn cả thị trường Hà Nội ít nhiều đã có sự tham gia của vị đại gia này.

 Mặc dù giá đất nền dự án Vân Canh đến nay đã tăng cả chục triệu đồng mỗi m2, nhưng theo anh Phúc, không phải nhà đầu tư nào tham gia vào thị trường này cũng lãi lớn. Bởi, trong bối cảnh thị trường khó khăn hiện nay, nếu thấy lãi vài chục triệu, nhà đầu tư đã sẵn sàng bán ra, miễn là thoát được hàng. Và, những nhà đầu tư đến sau, muốn có lãi, họ tiếp tục phải đẩy giá lên cao hơn khiến giá nhiều lô đất tại dự án này đang rao bán trên thị trường giá liên tục tăng cao.

“Thế nhưng, vì giá đất nền tại dự án này hiện đã qua cao, thanh khoản lại kém trong bối cảnh tín dụng BĐS tiếp tục bị thắt chặt nên những nhà đầu tư nhảy vào muộn đang gặp nhiều rủi ro vì khó có khả năng thoát được hàng trong thời điểm hiện nay”. Anh Phúc nói./.
Anh Thư

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top