Nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017, sáng 10-3, Ban tổ chức lễ hội đã khai mạc Hội thi tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc Tây Nguyên tại Khu du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Ko Tam, TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
Có hơn 70 nghệ nhân đến từ 7 tỉnh thành tham gia hội thi lần này
Tham gia hội thi lần này có hơn 70 nghệ nhân đến từ 7 tỉnh thành (42 nghệ nhân Đắk Lắk, 5 nghệ nhân Gia Lai, 4 nghệ nhân Kon Tum, 5 nghệ nhân Đắk Nông, 5 nghệ nhân Lâm Đồng, 5 nghệ nhân Quảng Nam và 5 nghệ nhân Khánh Hòa). Các nghệ nhân sẽ thi tạc tượng bằng hình thức điêu khắc, chạm trổ trên gỗ, mô tả cảnh sinh hoạt văn hóa, đời sống tinh thần của con người Tây Nguyên, về thế giới tự nhiên, động vật, muôn thú,.. xoay quanh chủ đề “Văn hóa, nghệ thuật, con người Tây Nguyên”.
Nghệ nhân Y Ser Bkrông với tác phẩm “Tâm tư già làng”
Nghệ nhân Y Ser Bkrông (32 tuổi) đến từ xã Ea Kao, TP.Buôn Ma Thuột, chia sẻ, tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5, tôi đoạt giải nhì với tác phẩm “Đôi chân trần”. Năm nay đến với hội thi tôi mang đến tác phẩm “Tâm tư già làng” với ngụ ý: Già làng suy tư một mình nghĩ về những năm tháng đã qua, giờ đây văn hóa truyền thống trong các buôn làng đã dần bị mai một và không biết các thế hệ mai sau sẽ ra sao. “Đây cũng là lần thứ 2 tôi tham gia Hội thi tạc tượng gỗ dân gian với mong muốn đem đến cuộc thi một tác phẩm đặc sắc” - Y Ser cho biết thêm.
Hội thi là sự kiện quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nghệ nhân có cơ hội gặ pgỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về nghệ thuật điêu khắc gỗ. Bên cạnh đó, hội thi còn mang ý nghĩa tôn vinh bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên.
Minh Tuấn – Quốc Hùng - Thu Sa
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.