Do tác động của khí hậu, lượng mưa năm nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thấp hơn so với các năm trước nên mùa khô cũng đến sớm hơn. Bắt đầu từ trước Tết, nhiều hộ dân ở huyện Buôn Đôn, Cư M’gar, Ea Kar... gặp nhiều khó khăn vì thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.
>> Đắk Lắk: Gồng mình chống hạn
>> Tây Nguyên: Hạn hán trên diện rộng, nhiều cây trồng có nguy cơ cháy khô
>> Đắk Lắk: Hạn hán gây thiệt hại 629 tỷ đồng
>> Hạn đến sớm: Sản xuất ở Tây Nguyên gặp khó
Có mặt tại xã Ea Tar, huyện Ea Kar, chúng tôi mới thấy được sự khốc liệt của thời tiết nắng hạn kéo dài khiến 2 đập chứa nước và suối phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu của bà con trong vùng gần như cạn khô. Nhiều hộ gia đình trong các thôn, buôn của xã Ea Tar đang ra sức đào giếng để tìm nguồn nước nhưng vẫn không khả quan. Đặc biệt, ở buôn Kđoh có đến 95% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu nước sinh hoạt, hiện chỉ còn vài hộ còn nước. Chị H’Đun Kbuôr ở buôn Kđoh chia sẻ: “Hằng ngày, tôi vẫn phải đi xin nước nhà hàng xóm về sử dụng vì hiện tại giếng nhà đã cạn sạch nước. Không chỉ riêng gia đình tôi và nhiều hộ khác trong buôn cũng không có nước. Với tình trạng như hiện nay, chỉ cần 1 tháng nữa không có mưa thì cả buôn sẽ hết nước. Lúc đó, chúng tôi không biết lấy nước ở đâu để sử dụng nữa”.
Người dân đi lấy nước sạch bằng xe máy, bởi vị trí lấy nước cách nhà vài kilômét
Chia sẻ với phóng viên, ông Trần Xuân Quyền, Phó chủ tịch xã Ea Tar, cho biết: “Toàn xã có 11 thôn, buôn, trong đó 6 buôn người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng trên 50% số hộ của xã. Trong mùa khô này, nhiều hộ dân đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Xã đã báo cáo tình hình này với huyện. Đồng thời ra sức tuyên truyền người dân trên địa bàn hiểu mức độ nghiêm trọng của việc thiếu nước, qua đó hạn chế thấp nhất việc sử dụng nước lãng phí ở những nơi còn nước hiện tại”.
Tương tự, nhiều hộ dân tại các buôn như: buôn Xê Đăng, buôn Wing, buôn Kroa... thuộc xã Ea Kuêh, huyện Cư M’gar cũng rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt do mạch nước ngầm giảm mạnh khiến giếng đào trơ đáy vì cạn sạch nước. Tại điểm trường mẫu giáo buôn Wing và các phân hiệu khác, các giáo viên phải thay nhau đi xin nước của các hộ dân xung quanh cho học sinh sinh hoạt. Cô H’Hằng Mlô, giáo viên Trường mầm non buôn Wing phân hiệu tại buôn Kroa cho hay: “Vì không có nước nên mỗi ngày tôi và một cô nữa phụ trách ở đây phải đi xe máy sang nhà dân cách đây cả cây số để xách nước về trường cho các cháu dùng. Không chỉ ở đây mà ở các phân hiệu khác của trường, nhà vệ sinh cũng không dám dùng chỉ biết cho các em đi ngoài vườn cà phê do không có nước”.
Giáo viên phân hiệu buôn Kroa của trường mẫu giáo buôn Wing xách nước từ nhà dân. Mỗi ngày đi lấy nước từ 4-6 thùng loại 20 lít về mới có nước sinh hoạt
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh có hơn 2.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu nước sinh hoạt. Nhằm đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân vùng khô hạn, tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các địa phương sử dụng nước tiết kiệm; kiểm tra tu bổ các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại khu dân cư; nạo vét giếng đào, vận động người dân có giếng khoan chia sẻ nguồn nước cho những hộ gia đình không có nước dùng do giếng cạn đáy. Đối với các địa bàn bị hạn nặng thôn, buôn vùng sâu, vùng xa, các địa phương cần chủ động cấp nước bổ sung vận chuyển bằng xe bồn đến các điểm sinh hoạt tập trung để hỗ trợ người dân trong mùa khô này.
Thu Sa
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.