Nằm ở thôn Đắk Snao 2, một trong những thôn xa nhất của xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, Trường Tiểu học Lý Tự Trọng là một điểm sáng của ngành giáo dục dù đối diện với nhiều khó khăn.
Đi qua những con đường đồi dốc núi rừng quanh co, chúng tôi đến thôn Đắk Snao 2 tìm hiểu về công tác dạy và học của Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, ngôi trường mang tên người anh hùng của đất nước. Bao nhiêu năm nay, các thầy cô vẫn miệt mài đưa con chữ đến với các em học sinh với nhiệt huyết, trách nhiệm cao.
Điều chúng tôi ấn tượng là dù gặp muôn vàn khó khăn ở cái nơi xa xôi, nhưng lãnh đạo, cán, bộ giáo viên của trường vẫn nhiệt huyết cùng những việc làm cụ thể. Trong tâm trí của các thầy cô Trường Tiểu học Lý Tự Trọng đều có mục tiêu “tất cả vì học sinh thân yêu”.
Trường hiện có 16 lớp học với 470 học sinh, trong đó 98% là học sinh dân tộc thiểu số phần đa là dân tộc H’Mông. Hiện trường có 15 cán bộ, giáo viên (2 lãnh đạo). Cơ sở vậy chất của trường còn rất nhiều khó khăn với chỉ 13 phòng học, chưa có phòng chức năng, nhà ở cho giáo viên vẫn còn tạm bợ. Vì hạn chế về cơ sở vật chất nên học sinh chỉ học 1 buổi (sáng hoặc chiều).
Nhiều học sinh của trường vẫn chưa nói thông thạo tiếng phổ thông, vì vậy công tác dạy học gặp nhiều khó khăn, vì vậy thầy cô phải bỏ ra nhiều công sức vừa giúp các em nói thành thạo tiếng phổ thông, vừa phải truyền tải kiến thức cơ bản để các em tiếp thu đúng chương trình. Đó là một thử thách lớn cần sự kiên nhẫn cũng như sáng tạo của đội ngũ giáo viên.
Hành trình đi tìm con chữ của học sinh nơi đây có rất nhiều thử thách, ngoài việc hầu hết các em đều là học sinh dân tộc thiểu số, đường đến trường cũng nhiều gian nan. Nhiều học sinh cách xa trường hàng chục cây số, đường rừng núi đi lại khó khăn. Nhiều học sinh học xong buổi sáng phải chờ tới chiều mới được phụ huynh đón về, nhiều em có khi phải ở lại, dù chưa có nhà cho học sinh bán trú nhưng nhà trường vẫn tạo mọi điều kiện để các em ở lại phòng tạm để yên tâm học tập. Bên cạnh đó, nhiều học sinh vùng này thuộc diện các gia đình khó khăn nên việc đầu tư cho các em còn nhiều hạn chế
Thầy Phạm Ngọc Quang (Phó hiệu trưởng nhà trường) cho biết: “Lãnh đạo nhà trường cùng đội ngũ giáo viên luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm đối với sự nghiệp trồng người. Chúng tôi xem học sinh là động lực để cố gắng, hoàn thành các mục tiêu mà ngành giáo dục huyện nhà giao phó. Hàng năm, nhà trường đã kết hợp với các ban ngành, đoàn thể của xã đi từng hộ gia đình điều tra phổ cập, vận động các em đến trường. Nhà trường luôn làm hết trách nhiệm duy trì sĩ số học sinh, vận động các em không bỏ học. Để gắn bó với sự nghiệp trồng người nơi đây phải là những người thật sự yêu nghề, không quản khó khăn mới đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, một số học sinh của các gia đình không có hộ khẩu khiến công tác hỗ trợ gặp khó khăn”.
Sự cố gắng của nhà trường đã được các ban ngành liên quan ghi nhận. Cán bộ, giáo viên luôn gắn bó với các em bằng tình thương, trách nhiệm. Bao nhiêu năm nay, nhiều học sinh đã biết đọc, biết viết từ sự dìu dắt của các thầy cô. Trong vòng xoay của cuộc sống, nghề giáo luôn là nghề được xã hội tôn trong, bởi giáo dục chính là cái gốc tạo ra những con người có ích cho xã hội. Với những gì đã cống hiến cùng bao tâm huyết, lãnh đạo, giáo viên trường Tiểu học Lý Tự Trọng đã tạo nên những dấu ấn đẹp tại vùng đất Quảng Sơn.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.