Những ngày qua, người dân tại xã Cam Thành Nam, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa rất bức xúc về các trại chăn nuôi heo xả thải nước gây ô nhiễm môi trường và sản xuất của các hộ dân.
Sản lượng lúa bị thiệt hại
Hiện nay, tại xã Cam Thành Nam, có nhiều trang trại nuôi heo quy mô lớn. Đáng nói có một số chủ trại heo thờ ơ việc bảo vệ môi trường, cố tình xả nước thải trong chăn nuôi ra môi trường làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của bà con nhân dân xung quanh.
Ông Nguyễn Nuôi, thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam cho biết: “Trước đây, việc sản xuất lúa của bà con rất thuận lợi. Tuy nhiên, kể từ khi các trại chăn nuôi heo xả thải trực tiếp ra môi trường làm cho diện tích sản xuất gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, nước thải của trại heo làm lúa dễ bị bệnh, chết, sản lượng bị giảm khoảng 80% so với trước”.
Còn bà Bùi Thị Nữ (hộ dân sống gần trại chăn nuôi heo) bức xúc nói: “Việc xả thải nơi đây diễn ra thường xuyên, vào mùa mưa nước phân heo chảy tràn lan, còn mùa nắng mùi hôi bốc lên từ các trại heo nồng nặc khiến cho cuộc sống yên bình của người dân ngày nào giờ coi như bị đảo lộn”.
Liên quan đến vấn đề này, bà Võ Thị Bích Thảo, Phó Chủ tịch UBND xã Cam Thành Nam cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn xã có 12 hộ nuôi heo, với 17 trại, dự kiến đến năm 2025 xã Cam Thành Nam sẽ lên phường nên không còn quy hoạch nuôi heo. Trước đây, việc xả thải ra dòng suối, kênh mương địa phương đã xử phạt hành chính và nhắc nhở thường xuyên. Tuy nhiên, các hộ xả thải ra kín, rất khó phát hiện”.
Ngoài ra, bà Thảo cho biết thêm, vào khoảng tháng 10/2021, từ phản ánh của người dân, UBND xã đã lập biên bản các hộ xả thải trong quá trình chăn nuôi heo ra môi trường, yêu cầu tháo dỡ đường ống xả thải. Trong thời gian tới, địa phương sẽ quyết liệt xử lý dứt điểm, yêu cầu hộ nuôi giảm số lượng đàn nuôi, chấm dứt xả thải và các trại nuôi phải đảm bảo xử lý hệ thống nước thải.
Mô hình chăn nuôi không gây ô nhiễm môi trường
Đề tài Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thu gom, xử lý phân và xác hữu cơ từ các trang trại chăn nuôi gà để sản xuất phân bón hữu cơ là mô hình điểm về phát triển sản xuất nông nghiệp của H.Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai trong xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu.
Theo đó, đề tài do Công ty TNHH Trang Trại Việt triển khai từ năm 2019. Điểm nổi bật của đề tài là tất cả chất thải trong chăn nuôi từ phân đến xác gà, gà loại thải đều trở thành nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ, vừa giúp chủ trại chăn nuôi tăng thu nhập, vừa giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
Chăn nuôi gà trang trại hiện chiếm khoảng 91% tổng đàn với tổng số 366 trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh. Hiện các trang trại chăn nuôi đều có hệ thống xử lý chất thải; trong đó, đệm lót sinh học là giải pháp có nhiều ưu thế nên được đa số các trang trại chăn nuôi gà sử dụng.
Theo kết quả khảo sát của Công ty TNHH Trang Trại Việt, tổng khối lượng phân gà phát sinh tại các trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh là gần 1,46 triệu tấn/năm gồm: phân gà lẫn trấu tại những trang trại chăn nuôi gà thịt và gà hậu bị; phân gà tươi ở những trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng. Tỷ lệ gà bị loại, gà chết của đàn gà thịt chiếm khoảng 5,6%/lứa gà và gà đẻ trứng khoảng 0,01%/ngày. Như vậy, với 1 trại gà, 1 lứa nuôi khoảng 50 ngàn con, 1 năm nuôi 6 lứa có thể sản xuất ra hàng ngàn tấn gà, tỷ lệ gà chết, loại thải chiếm khoảng 5-6% trên tổng số thì có cả trăm tấn gà chết, gà loại thải. Đây là lượng chất thải rất lớn cần rất nhiều chi phí để xử lý.
Chia sẻ về lợi ích của mô hình nuôi gà bằng đệm lót sinh học, bà Nguyễn Thị Bích, chủ trại nuôi gà công nghiệp ở xã Long Đức (H.Long Thành) cho biết, từ khi đầu tư đệm lót sinh học kết hợp men vi sinh làm thảm lót nền với hệ thống lọc khí và dàn nước phun sương tạo độ ẩm, chuồng trại chăn nuôi hầu như không còn mùi hôi. Chủ trang trại giảm được các chi phí xử lý môi trường, gà ít bị bệnh, nhanh lớn hơn so với phương pháp nuôi truyền thống. Sau lứa nuôi, doanh nghiệp (DN) sản xuất phân bón hữu cơ đến tận nơi thu gom chất thải, người nuôi không tốn chi phí xử lý mà còn bán được tiền. Đây là mô hình phù hợp với phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch, phát triển bền vững. “Ngoài ra, theo quy định về môi trường, gà chết trong quá trình chăn nuôi phải được xử lý bằng hình thức chôn hoặc đốt tại trại, đây cũng là một khó khăn không nhỏ cho người nuôi. Hiện số gà này được DN thu gom làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ tạo thuận lợi hơn nhiều cho trang trại trong chăn nuôi” - bà Hạnh nói.
Quy trình liên kết khép kín
Mô hình liên kết quản lý, xử lý, thu gom và sản xuất phân bón hữu cơ từ phân và xác hữu cơ trong các trang trại chăn nuôi là một mô hình khép kín, mang lại lợi ích cho cả DN sản xuất lẫn người chăn nuôi.
Theo cách làm truyền thống, sau mỗi đợt thu hoạch, các trang trại chăn nuôi gà thường tự thu lớp phân bón rồi bán cho thương lái. Thương lái mua về, một phần lượng phân bón này được bán trực tiếp cho nông dân trồng trọt mà không qua bất kỳ quá trình xử lý nào. Cách làm này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm nông sản đầu ra của nông dân do nguồn phân có thể chứa mầm bệnh. Phần lớn nguồn phân này sẽ được bán cho các công ty sản xuất phân hữu cơ nhỏ lẻ. Với cách làm này, xác gà, phân gà tươi không được vận chuyển đi hằng ngày mà để tồn trong khu vực chuồng trại gây mùi hôi, ô nhiễm môi trường.
Theo ông Trần Quang Tính, Giám đốc Công ty TNHH Trang Trại Việt, việc DN xây dựng quy trình khép kín từ thu gom, xử lý phân và xác hữu cơ từ các trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh có nhiều lợi ích thiết thực. Ở đây, xác gà chết, gà loại thải được công ty sử dụng xe chuyên dụng vận chuyển hằng ngày về nhà máy để xử lý theo quy trình. Phân được thu gom khi hết lứa gà; nhờ được thu gom và xử lý kịp thời nên đảm bảo được vấn đề không gây ô nhiễm môi trường. Mọi công đoạn thu gom và xử lý toàn bộ phế phụ phẩm phát sinh từ các trang trại đều do DN thực hiện. DN cũng là đơn vị cung cấp trấu, chế phẩm, công tác vệ sinh chuồng trại, dải đệm sinh học trước khi thả gà cũng do DN chi trả nên chủ trại chăn nuôi giảm được chi phí và công thu gom, xử lý phế, phụ phẩm, chất thải.
Hiện, nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ của DN đạt công suất 200 tấn/ngày với thị trường tiêu thụ đã mở rộng trên cả nước. DN đang tiếp tục liên kết với các DN, trang trại chăn nuôi với mục tiêu nâng công suất lên 500 tấn/ngày, hướng đến thị trường xuất khẩu. “Mô hình này không chỉ ứng dụng với chăn nuôi gà mà có thể mở rộng sản xuất phân bón hữu cơ từ nguồn chất thải trong chăn nuôi heo, giải quyết vấn đề rất lớn về môi trường hiện nay là xử lý chất thải trong chăn nuôi”, ông Tính khẳng định.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.