"Hà Nội giờ bước chân ra đường là đầy hoa, chỗ nào cũng có chợ hoa, nhưng, năm nào, tôi cũng đi chợ hoa Hàng Lược, nếu không đi được cứ thấy Tết thiêu thiếu cái gì đó", chị Nguyễn Hương sống ở phố Khâm Thiên chia sẻ.
Chợ hoa Hàng Lược chỉ họp một lần trong năm, từ 23 đến 30 tháng Chạp Âm lịch, là một trong những chợ trong trung tâm Hà Nội thời xa xưa và chỉ họp duy nhất 1 lần và chủ yếu buôn bán các loại cây cảnh, hoa Tết xứ Kinh kỳ.
Phiên chợ kéo dài từ đoạn giao phố Gầm Cầu đến phố Chả Cá khiến con đường vốn đã sầm uất vào ngày thường càng thêm đông đúc hơn bởi dòng người từ khắp nơi đổ về.
Từ thời nhà Lê, phố Hàng Lược là con phố chuyên làm lược chải đầu. Đến đầu thế kỷ XX, nghề làm lược ở con phố này đã biến mất thay vào đó là các cửa hàng và nhà cửa mọc lên nhiều hơn, diện mạo con phố cũng đa dạng hơn trước nhiều nhưng có một điều không đổi ở tuyến phố này suốt hàng trăm năm qua là chợ hoa Hàng Lược.
Trải qua bao năm nhưng chợ hoa Hàng Lược vẫn giữ được nét riêng, nét độc đáo cho mình.
Rất nhiều người Hà Nội đã cao tuổi và từng gắn bó với biết bao phiên chợ đã không khỏi bồi hồi, xúc động khi những kỷ niệm thời xa xưa chợt ùa về khi nhắc đến chợ hoa Hàng Lược.
"Hà Nội giờ bước chân ra đường là đầy hoa, chỗ nào cũng có chợ hoa, nhưng, năm nào, tôi cũng đi chợ hoa Hàng Lược, nếu không đi được cứ thấy Tết thiêu thiếu cái gì đó", chị Nguyễn Hương số ở phố Khâm Thiên chia sẻ.
Năm nay, bên cạnh đào, mai, quất… những loại hoa giấy, hoa lụa tràn ngập góc phố Hàng Lược giao Hàng Rươi. Người bán hàng tại đây cho biết, hoa giả được ưa chuộng bởi có giá phải chăng lại bền, có thể trưng quanh năm trong nhà hoặc trên ban thờ.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.