Việc phân lô đất ruộng đang diễn ra khá phổ biến tại các huyện ngoại thành Hà Nội |
Việc ngân hàng nhà nước phát đi chỉ thị hạn chế cho vay bất động sản đã khiến cho nhiều nhà đầu tư nao núng bởi trước nay rất nhiều người phải gõ cửa ngân hàng vay tiền cho những thương vụ buôn bán đất cát. Trong khi đó, đồng tiền mất giá, lạm phát tăng cao….việc vay vốn khó khăn việc đổ tiền vào dự án bất động sản khi giá đã lên cao quả thực rất mạo hiểm.
Vì vậy nhiều nhà đầu tư năng động đã không chịu ngồi yên, chọn hướng đầu tư sang các loại đất rẻ, ven các quận, huyện mới Hà Nội đã kết nối hạ tầng giao thông thuận tiện. Tuy nhiên, điều đáng nói là có nhiều người quá mạo hiểm khi liều lĩnh mua các loại đất không rõ ràng về pháp lý vì ham rẻ
Mở đầu cho cơn sốt đất ven ngoại thành Hà Nội phải kể đến khu vực Sóc Sơn, điều này không phải ngẫu nhiên mà bắt nguồn từ thông tin di chuyển cách trường đại học về đây. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư “đón đầu” đổ xô đi tìm mua đất khiến cho giá đất tăng mạnh.
Đơn cử, tại xã Thanh Xuân, Minh Trí, Minh Phú,… sau Tết giá đất đã tăng đến 4-8 triệu đồng/m2 trong khi trước đó giá 2,3- 3 triệu đồng m2. Khu Đồi Cốc (Thạch Lỗi), Phú Cường đường liên xã rộng giá đất thổ cư dao động khoảng 10 triệu đồng/m2, đường trong làng khoảng từ 5-7 triệu đồng/m2. Tại thôn Yên Ninh, xã Hiền Ninh giá đất thổ cư trong làng 4 triệu đồng/m2, thôn Hương Linh, Đồng Kỳ 2,8 triệu đồng/m2, thôn Xuân Sơn xã Trung Giã giá 3 triệu đồng/m2…
Không chỉ đất thổ cư mà ngay cả đất nông nghiệp, lâm nghiệp tại khu vực Sóc Sơn cũng nhiều người “săn đuổi”.
Chị Hồng Ánh (nhà đầu tư ) cho biết, chị và bạn bè đã có vài thương vụ đầu tư khá thành công vào đất rừng, đất nông nghiệp Sóc Sơn. Mới đấy nhất, nhóm của chị đã “ôm” trọn khu đất ao rộng 1,5 ha với giá 2 trăm triệu đồng. Sau khi chuyển đổi mục đích, dự kiến sẽ lấp đất và chia từng lô nhỏ thanh khoản sẽ rất nhanh.
“Hiện tại, việc chuyển đổi mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở tại các xã thuộc huyện Sóc Sơn là rất dễ nhất là khi đã có quan hệ, sau khi chuyển đổi xong giá tăng lên gấp nhiều lần” chị Ánh chia sẻ.
Người ta không chỉ buôn đất nông nghiệp mà cả đất rừng cũng được liệt danh mục đầu tư. Theo chị Ánh, việc mua bán sang tay đất rừng là khá đơn giản, rõ ràng. Năm ngoái giá mỗi ha đất rừng chỉ khoảng 50 triệu đồng nhưng năm nay giá lên 120 triệu đồng/ha.
Tại huyện Đông Anh, làn sóng chuyển nhượng đất nông nghiệp đang diễn ra rầm rộ, theo phán ánh rất nhiều hộ dân tại các xã như Hải Bối, Xuân Canh…đã chia lô đất ruộng khoảng 100 m2/lô để bán với giá 10 triệu đồng/m2 tăng 5 lần so với vài tháng trước đây.
Sau Sóc Sơn đến đất Bắc Ninh với động tác “hà hơi thổi ngạt” của các cò đất, giá tại nhiều dự án “sốt nóng” mặc dù chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý. Cụ thể, dự án Thuận Thành 3 (Bắc Ninh) chỉ trong vài tuần giá đất tăng gấp đôi từ 3 triệu lên 6 triệu đồng/m2. Đất dự án Phú Trường An tăng 4 triệu đồng/m2 lên mức 5,5 triệu đồng/m2.
“Rung đùi”…chờ rủi ro
Có lẽ với nhà đầu tư eo hẹp về vốn thì việc chọn mua những lô đất ở vị trí xa trung tâm là một trong nhưng cách giữ tiền tuy nhiên không nên đánh liều vào những loại đất trên bởi vì rủi ro là rất lớn.
Ông Dương Đức Vượng - Trưởng công an xã Minh Trí (Sóc Sơn) cho biết, Từ Sau tết có rất nhiều người đến hỏi mua đất nhưng giao dịch thành công là rất thấp. Người nông dân khi thấy có nhiều người hỏi lại tăng giá lên. Thậm chí, nhiều khi một lô đất cả chục người hỏi nhưng không có ai mua thực cả. Ngoài ra, trước nay chưa có trường hợp mua đất nông nghiệp đến chính quyền địa phương để xác thực vì vậy xã không nắm được việc này.
Theo tìm hiểu PV, để chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở có rất nhiều điều kiện như người dân phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, thửa đất nông nghiệp đó phải nằm trong quy hoạch sử dụng đất của nhà nước vì vậy phải có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hay kế hoạch sử dụng đất chi tiết (là đất ở), hoặc quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Điều này có nghĩa là việc cá nhân xin chuyển đổi đất nông nghiệp rất khó xảy ra bởi phải nằm chung trong quy hoạch của nhà nước. Ngoài ra, tiền sử dụng đất được tính bằng 100% giá trị chênh lệch giữa giá đất ở trừ đi giá đất theo mục đích sử dụng hiện hữu (đất nông nghiệp) đang sử dụng….
Anh Đào
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.