Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 2 tháng 11 năm 2020 | 10:53

Đất sử dụng suốt 34 năm qua, trông chờ sự công minh của pháp luật

Đất sử dụng suốt 34 năm, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ kê khai, đóng thuế. Được cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ cho các thửa đất với nguồn gốc đất là do Nhà nước giao trồng rừng vào năm 1986. “Ngay tình” là vậy nhưng đất vẫn có nguy cơ bị thu hồi.....

Lời khai không có tính xác thực, chưa đủ cơ sở pháp lý

Liên quan đến vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất thụ lý số 143/2020/TLPT-DS ngày 18 tháng 02/2020 giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Ngọc Thu và bị đơn là ông Ngô Văn Lộc và bà Huỳnh Thị Lệ Thu.

Theo hồ sơ vụ việc, 3 thửa đất số 1060, 1061,1062 tờ bản đồ số 39 xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (gọi tắt là 3 thửa đất) được gia đình bà Huỳnh Thị Lệ Thu và ông Ngô Văn Lộc (đã mất) cùng ngụ tại huyện Trảng Bom sử dụng ổn định từ năm 1986 đến nay.

Với 3 thửa đất này, gia đình bà Lệ Thu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ kê khai, đóng thuế nên đến năm 2003, gia đình bà đã được UBND huyện Trảng Bom cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho 3 thửa đất trên và được cấp lại GCN QSDĐ vào năm 2011 với nguồn gốc đất là do Nhà nước giao trồng rừng vào năm 1986.

Tuy nhiên, phần đất của gia đình ông Lộc bà Lệ Thu được giao, cấp sổ, sử dụng suốt 34 năm qua nhưng vẫn bị yêu cầu trả lại cho người khác. Cụ thể, năm 2015 gia đình bà Lệ Thu bị bà Nguyễn Ngọc Thu (ngụ huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) khởi kiện với yêu cầu buộc gia đình bà Lệ Thu trả lại cho bà Ngọc Thu 3 thửa đất nêu trên.

Nhận định về lời khai của bà Nguyễn Ngọc Thu và bà Phạm Thị Phương (Mẹ chồng bà Nguyễn Ngọc Thu) về nguồn gốc đất thửa đất số 1060, 1061, 1062 đang tranh chấp với hộ ông Ngô Văn Lộc bà Huỳnh Thị Lệ Thu dưới góc nhìn pháp luật, những lời khai này không có tính xác thực, không có cơ sở pháp lý để chấp nhận.

Cụ thể, Quyết định 272-CP ngày 03 Tháng 10 năm 1977 của Hội đồng đồng chính phủ quy định “Đất đồi núi, rừng và đất đai chưa khai phá đều thuộc quốc gia công thổ, không ai được chiếm làm của riêng…” và Mục 1, Phần I Thông tư số 20-TT/LB ngày 11 tháng 05 năm 1978 của Bộ nông nghiệp – Bộ lâm nghiệp quy định: “Đất và rừng trên lãnh thổ cả nước đều là tài sản chung của toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, không một đơn vị hoặc cá nhân nào được chiếm làm của riêng. Chỉ Nhà nước mới có thẩm quyền giao đất, giao rừng cho các đơn vị quốc doanh và các hợp tác xã quản lý, sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch, quy trình kỹ thuật và chấp hành đúng chính sách, luật lệ của Nhà nước”.

Hình 1: Toà án cấp sơ thẩm đã đưa ra phán quyết được cho chưa đánh giá một cách kỹ lượng, rõ ràng các tài liệu chứng cứ có trong vụ án do các đương sự cung cấp.
Hình 1: Toà án cấp sơ thẩm đã đưa ra phán quyết được cho chưa đánh giá một cách kỹ lượng, rõ ràng các tài liệu chứng cứ có trong vụ án do các đương sự cung cấp.

Như vậy, có thể thấy pháp luật thời điểm này quy định rõ đất hoang, đất rừng là công sản quốc gia, không cho phép cá nhân tự khai phá, khai hoang đất để sử dụng vào bất cứ mục đích gì. Cá nhân, hộ gia đình chỉ được quyền khai thác, sử dụng đất khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất theo đúng quy định, trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.

Do đó, việc bà Phương và bà Thu khai là bà Phương khai phá đất 1,40 ha đất rừng thuộc tập đoàn 39 quản lý để canh tác ở thời điểm 1977 – 1985 là không có căn cứ pháp lý (Luật không cho phép), không được công nhận quyền sử dụng đất.

Trong suốt quá trình tố tụng, bà Phương và bà Ngọc Thu không cung cấp được bất cứ một tài liệu chứng cứ nào chứng minh được là bà Phương đã khai phá đất từ năm 1976-1977 và đã thực hiện các quy định của pháp luật ở thời điểm đó để được công nhận quyền sử dụng đất. Hồ sơ vụ án cũng không có bất cứ một mục kê nào do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ghi nhận thời điểm 1976-1977 đến 1982 bà Phạm Thị Phương đã khai phá đất, đăng ký sử dụng đất, được ghi tên vào sổ địa chính nhà nước những năm đó. Rõ ràng có thể tạm kết luận việc bà Phương và bà Thu khai về nguồn gốc đất như nói ở trên chỉ là nguỵ tạo, không có căn cứ chấp nhận lời khai này.

Chứng từ nộp thuế không đủ thông tin xác thực

Đánh giá về chứng từ nộp thuế các năm 1983, 1984, 1985 do bà Nguyễn Ngọc Thu (Nguyên đơn) cung cấp chứng minh việc nộp thuế sử dụng đất. Các chứng từ này được cho không đủ thông tin xác thực, không định danh thửa đất được nộp thuế là thửa đất nào.

Cụ thể, trong các chứng từ dễ dàng nhận thấy các chứng từ này nhàu nát, không rõ ràng các thông tin liên quan đến thửa đất được nộp thuế, loại thuế, diện tích đất nộp thuế, vị trí đất nộp thuế nên không đủ căn cứ xác thực đây là các chứng từ được gia đình ông Nguyễn Thái Thịnh bà Nguyễn Ngọc Thu nộp thuế cho các thửa đất 1060, 1061, 1062 đang tranh chấp với hộ ông Ngô Văn Lộc bà Huỳnh Thị Lệ Thu.

Biên lai nộp thuế các năm 1993 và 1994 ghi là ông Nguyễn Thái Thịnh nộp thuế đất vụ Mùa. Rõ ràng đây không phải biên lai nộp thuế sử dụng đất cho thửa đất 1060, 1061, 1062 mà bà Nguyễn Ngọc Thu đang tranh chấp với gia đình ông Ngô Quang Lộc và bà Huỳnh Thị Lệ Thu. Bởi vì, đối chiếu theo thực tế quy hoạch sử dụng đất dựa trên các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và của quy định pháp luật thời điểm đó thì thửa đất số 1060, 1061, 1062 mà gia đình ông Ngô Văn Lộc được giao năm 1986 từ trước đến giờ đều được quy hoạch là Đất trồng cây gây rừng, không phải đất trồng cây hàng năm.

Mặt khác, không thể phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của bà Nguyễn Ngọc Thu đối với thửa đất 1060, 1061, 1062 mà các bên đang tranh chấp. Việc bà Nguyễn Ngọc Thu và bà Phạm Thị Phương cho lời khai là thửa đất đang tranh chấp được bà Phương khai phá từ năm 1976-1977 đến năm 1982 thì bà Phương cho ông Nguyễn Thái Thịnh và bà Nguyễn Ngọc Thu là hoàn toàn bất khả thi, không có căn cứ pháp lý. Vậy nên, không thể có việc cơ quan thuế thu thuế sử dụng đất các thửa đất 1060, 1061, 1062 những năm 1983, 1984.

Từ những luận cứ trong suốt quá trình tố tụng, việc Toà án nhân dân Cấp cao tuyên bác đơn khởi kiện của bà Nguyễn Ngọc Thu, chấp thuận kháng án của bà Huỳnh Thị Lệ Thu cùng các thừa kế của ông Ngô Văn Lộc, công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho gia đình ông Lộc thiết nghĩ cũng là điều ngay tình.

Mạnh Tiến
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top