Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 23 tháng 6 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 6 tháng 3 năm 2016 | 2:46

Dấu ấn vua Lê Thánh Tông trong văn hóa Việt

Ngày 06/03/2016 (tức ngày 28 tháng Giêng năm Bính Thân), tại TP.Quảng Ngãi, Hội đồng họ Lê tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Hội đồng họ Lê Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 519 năm ngày mất vua Lê Thánh Tông (1497- 2016).

Nghi lễ huý kỵ vua Lê Thánh Tông được chính thức tổ chức tại địa chỉ 100 Hoàng Văn Thụ, TP.Quảng Ngãi- Thường trực Hội đồng họ Lê tỉnh Quảng Ngãi theo nghi thức truyền thống. Ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi và ông Lê Quang Thích, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi đã gửi lẵng hoa thành kính tưởng niệm vua Lê Thánh Tông”.

Lễ tế vua Lê Thánh Tông được tiến hành theo nghi thức truyền thống. Ban tổ chức đã ôn lại thân thế sự nghiệp của vua Lê Thánh Tông trong sự nghiệp xây dựng và mở mang bờ cõi; sau đó đại biểu và con cháu tộc Lê Quảng Ngãi dâng hương kính viếng vua Lê Thánh Tông.

Lễ tế Vua Lê Thánh Tông theo nghi thức truyền thống

Lễ tế vua Lê Thánh Tông theo nghi thức truyền thống.

Theo nhiều tài liệu của các nhà sử học, năm 1471 vua Lê Thánh Tông đã thân chinh cùng đại quân đánh tan quân Chiêm Thành, mở mang bờ cõi từ Quảng Ngãi đến Phú Yên. Nơi đây, hơn 545 năm trước, vua đã cho đào giếng lấy nước.

Lê Thánh Tông (1442 - 1497) là vị hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê, trị vì từ năm 1460 đến 1497. Ông tên thật là Lê Tư Thành, nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài.

Hoàng đế Lê Thánh Tông ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân đội, đôn đốc và thực hiện các bước để tăng cường các khả năng chiến đấu của các vệ quân năm đạo. Ông thường thân chinh đi tuần phòng ở các vùng biên ải xa xôi cùng với binh lính và là tấm gương tốt cho các quan phụ trách võ bị. Lên nắm triều chính, Lê Thánh Tông nhanh chóng chấm dứt tình trạng chia rẽ của triều đình. Ông làm việc không mệt mỏi, làm gương cho các quan lại. Lê Thánh Tông khẩn trương tổ chức củng cố và xây dựng nền hành chính Đại Việt mạnh mẽ, táo bạo. Hoàng đế Lê Thánh Tông còn đặc biệt quan tâm các chính sách nhằm phát triển kinh tế như: sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích phát triển nông nghiệp, mở đồn điền. Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn.

Bộ Quốc triều hình luật của nhà Hậu Lê đã được hoàn thiện trong thời Lê Thánh Tông, nên còn được gọi là Luật Hồng Đức. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới.

Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểm của Nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc.

Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Hội Đồng Lê Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.

Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Hội đồng họ Lê Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.

Con cháu họ lê ở Quảng Ngãi và các đại biểu họ lê trên toàn quốc tham dự Kỷ niệm 519 năm ngày mất vua Lê Thánh Tông

Con cháu họ Lê ở Quảng Ngãi và các đại biểu họ Lê trên toàn quốc tham dự Kỷ niệm 519 năm ngày mất vua Lê Thánh Tông.

Lê Thánh Tông trị vì Đại Việt gần 40 năm và dưới thời ông, đã để lại những giá trị văn hóa xã hội như Hồng Đức thiên hạ bản đồ, Hồng Đức hình luật, Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức quốc âm thi tập v.v... Lê Thánh Tông là nhà thơ và phê bình văn học, vừa sáng tác văn thơ, vừa nghiên cứu, phê bình. Ông khuyến khích các quan lại và tự mình tích cực sử dụng chữ Nôm như một sự tự tôn và tự cường.

                                                                                        Hải Yến

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Sau 1,5 tháng kêu gọi ủng hộ chung tay vì người nghèo, tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” của Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận hơn 4,6 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ.

  • “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    Chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, trong tháng 5 này, các cấp hội Chữ thập đỏ trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương.

  • Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây đi qua mùa hạn, mặn

    Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây đi qua mùa hạn, mặn

    Tiếp sức người dân miền Tây vượt qua khó khăn mùa hạn mặn, Cty Tân Hiệp Phát phối hợp cùng Báo Công An TPHCM trao 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 cùng 620 khối nước ngọt đến người dâncác vùng hạn mặn Bến Tre, Tiền Giang.

  • Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Lãnnh đạo quận Tây Hồ cho biết, sẽ tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội).

  • Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Liên hoan Du lịch Biển Nha Trang là chương trình tổ chức hai năm một lần với nhiều hoạt động, sự kiện du lịch, văn hóa, lễ hội, thể thao, ẩm thực quy mô, phong phú, đa dạng, đặc sắc.

  • Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Tháng 6, những đồi mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai) chín rộ, quả mọng, ngọt đậm khiến nhiều du khách thích thú với trải nghiệm tự tay thu hoạch mận tại vườn.

Top