Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng vừa yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường thành phố (Ban Quản lý dự án) thực hiện.
Khẩn trương hoàn thiện Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Văn bản số 344/TB-VP thông báo kết luận và chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Hùng.
Cụ thể, với Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, Ban Quản lý dự án phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo tư vấn, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ 4 gói thầu, bảo đảm chất lượng, vệ sinh môi trường; giảm thiểu ảnh hưởng đến giao thông.
Với dự án đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn giai đoạn II (huyện Sóc Sơn), Ban Quản lý dự án chỉ đạo tư vấn giám sát, nhà thầu thi công tập trung nhân lực, máy móc, dành thời gian tối đa thi công dự án, bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn. UBND huyện Sóc Sơn khẩn trương hoàn thành giải phóng mặt bằng; bảo đảm thi công liên tục; lập phương án cưỡng chế đối với các hộ dân có hành vi cản trở thi công nếu đã phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Trong khi đó, với Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Linh Quang, Ban Quản lý dự án phối hợp với UBND quận Đống Đa, Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội tập trung giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành trong năm 2020.
Về Dự án nạo vét bùn hồ Tây, Phó Chủ tịch Thành phố Nguyễn Thế Hùng giao BQL dự án phối hợp Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Sở Xây dựng và UBND huyện Sóc Sơn nghiên cứu, xem xét sử dụng đất thuộc vùng ảnh hưởng bán kính 500m của Dự án đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn để tập kết bùn, trồng cây xanh. Đồng thời tiếp tục khảo sát, đề xuất bãi đổ bùn cho Dự án, báo cáo UBND Thành phố trong tháng 9/2020. Sau khi có phương án đổ bùn sẽ thực hiện công tác rà phá bom mìn.
Về Dự án xây dựng, nâng cấp trạm bơm Phương Trạch, huyện Đông Anh và Dự án hệ thống thoát nước, hồ điều hòa, trạm bơm Vĩnh Thanh, huyện Đông Anh. Phó Chủ tịch Thành phố Nguyễn Thế Hùng giao UBND huyện Đông Anh phối hợp chặt chẽ với BQL dự án trong công tác GPMB; khẩn trương hoàn thành các thủ tục liên quan dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư phục vụ công tác GPMB dự án. Ban quản lý dự án có trách nhiệm lựa chọn các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công bảo đảm đủ năng lực, kinh nghiệm theo đúng quy định của pháp luật.
Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Cải tạo môi trường do khai thác khoáng sản gây ra
Trong 5 năm qua (2015 – 2020), Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã cơ bản hoàn thành việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với tất cả các Giấy phép khai thác thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT. Tất cả các địa phương có hoạt động khai thác khoáng sản đều đã triển khai xác định và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép.
Theo kết quả theo dõi thống kê của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của tất cả các mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của Trung ương và địa phương đã xác định tính đến hết năm 2019 là khoảng 60.000 tỷ đồng, trong đó: các Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT khoảng 36.000 tỷ đồng, các Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉn khoảng 24.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2015 – 2020, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã tổ chức tính, thẩm định 165 hồ sơ; trình Bộ TN&MT phê duyệt 320 hồ sơ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với tổng số tiền là 16.134 tỷ đồng.
Việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả của hoạt động khai thác khoáng sản. Ảnh minh họa
Theo số liệu của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính thống kê, số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do tổ chức, cá nhân đã nộp vào ngân sách Nhà nước từ năm 2015 – 2020 là 23.425 tỷ đồng. Như vậy, hiện nay trung bình mỗi năm thu ngân sách nhà nước từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản khoảng 4.500 - 5.000 tỷ đồng, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Khẳng định tầm quan trọng của nhiệm vụ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, ông La Thanh Long – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) cho biết: Việc triển khai thực hiện thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả của hoạt động khai thác khoáng sản, nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp khai thác khoáng sản đối với nhà nước và địa phương; đã khắc phục cơ bản tình trạng đầu cơ xin cấp mỏ để mua, bán chuyển nhượng quyền khai thác; hạn chế tình trạng các doanh nghiệp khai thác nhỏ lẻ, manh mún, không có năng lực tài chính, giữ mỏ không khai thác…
“Nhiệm vụ này cũng góp phần tạo nguồn lực tài chính cho ngân sách để tái đầu tư cho hạ tầng cơ sở, an sinh xã hội, cải tạo môi trường và những tác động khác do khai thác khoáng sản gây ra, từ đó phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đất nước”, ông La Thanh Long nhấn mạnh.
Đà Nẵng sẽ thanh tra môi trường các dự án có khả năng gây ô nhiễm lớn
Ngày 12/9, ông Tô Văn Hùng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng cho biết, UBND thành phố vừa có văn bản giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thanh tra môi trường hằng năm theo đúng định hướng, mục tiêu, trọng điểm, tập trung vào những dự án có khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn, được dư luận quan tâm.
Theo đó, cần tăng cường thanh tra đột xuất, công khai và minh bạch thông tin thanh tra, xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường theo đúng quy định; thực hiện số hóa kết quả thanh tra...
Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, đánh giá về nguồn nhân lực, chuyên môn nghiệp vụ thanh tra môi trường, công tác phối hợp từ cấp thành phố đến cơ sở trong thanh tra bảo vệ môi trường; rà soát các đối tượng thuộc diện phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động đối với nước thải, khí thải và yêu cầu khẩn trương thực hiện theo quy định, đặc biệt là các dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Công an thành phố tăng cường áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm bảo vệ môi trường, đề xuất xử lý hình sự đối với cơ sở gây ô nhiễm và vi phạm nghiêm trọng đến mức phải xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng thường xuyên kiểm tra, giám sát và đôn đốc các chủ đầu tư khu công nghiệp thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường...
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.