Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 3 tháng 12 năm 2019 | 22:52

ĐBSCL: Cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm diện tích 12% cả nước, dân số 19%, giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, chế biến, du lịch.

Tuy nhiên, lao động nông nghiệp, nông thôn đang có xu hướng già hóa, đặc biệt trong khu vực nông - lâm - thủy sản. Trong khi đó, chính sách đào tạo nghề cho lao động khu vực này lại gặp nhiều khó khăn do chính sách đào tạo nghề chưa hợp lý.

 

ldnn.jpg

Lao động nông nghiệp, nông thôn ở vùng ĐBSCL ngày càng khan hiếm do di cư sang các tỉnh có nhiều khu công nghiệp. 

 

Lao động nông nghiệp, nông thôn giảm

Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ Nông nghiệp và PTNT), lao động của vùng ĐBSCL năm 2017 đạt 10,6 triệu, tăng 0,45% giai đoạn 2012-2017, quy mô lao động nông nghiệp, nông thôn giảm, tỷ xuất di cư thuần liên tục âm.

Lực lượng lao động có xu hướng già hóa: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi dưới 35 giảm từ 45% năm 2012 xuống còn 38,9% năm 2017; lao động từ 50 tuổi trở lên tăng từ 20,7% lên 26,8%.

Trong ngành nông - lâm - thủy sản, lao động dưới 30 tuổi giảm 37,4% xuống 26,2 và lao động từ 50 tuổi trở lên tăng từ 24,1% lên 34,1%. Phần lớn lao động nông - lâm - thủy sản chưa qua đào tạo, nhưng trình độ lao động nông nghiệp ngày càng được cải thiện khi tỷ lệ chưa qua đào tạo giảm từ 97,1% năm 2011 xuống còn 90,8% năm 2017.

“Lao động phi nông nghiệp tại các tỉnh không có nhiều cơ hội việc làm trong tỉnh, nhưng tình trạng tuyển lao động vẫn khó khăn do lương thấp, công việc không ổn định. Do đó, lực lượng lao động trẻ đã di cư vào các khu công nghiệp ở Bình Dương (53%), TP. HCM (19%), nơi có điều kiện làm việc tốt hơn, lương cao, công việc ổn định hơn”, bà Yến phân tích.

Dù ĐBSCL là vùng được hỗ trợ đào tạo lớn nhất cả nước nhưng hiệu quả đào tạo nghề lại thấp nhất, có78,3% lao động được đào tạo có việc làm (trung bình cả nước là 81,3%).

Nguyên nhân do chương trình đào tạo nông nghiệp và phi nông nghiệp thiếu thực tế, chủ yếu tập trung vào giảng dạy lý thuyết, chưa có thực hành nên chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường (100% doanh nghiệp được phỏng vấn không sử dụng được lao động đào tạo).

Năng lực đào tạo của các trường và trung tâm còn hạn chế, thiết kết nối với người sử dụng lao động; cơ chế phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện còn chồng chéo, triển khai chậm, định mức hỗ trợ đào tạo thấp hơn so với thực tế, thủ tục thanh toán phức tạp...

Cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề

Ông Trương Tiến Thọ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang cho biết, hiện, An Giang với dân số gần 2.2 triệu người, trong đó, dân số sống ở nông thôn chiếm khoảng 69,25%, số lao động trong nông nghiệp chiếm 53,66%, công nghiệp 14,29%, dịch vụ 32,05%, hàng năm có khoảng trên 20.000 người bước vào tuổi lao động, trung bình có khoảng 30.000 người có nhu cầu về việc làm.

Nhờ thực hiện tốt công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. An Giang đã đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, giảm dần trồng lúa, tăng các loại hoa màu, phát triển chăn nuôi quy mô lớn và các dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, ông Trương Tiến Thọ bức xúc về việc lao động di cư sang các tỉnh có nhiều khu công nghiệp. Đặc biệt, nhiều gia đình chỉ muốn con em mình học đại học chứ không muốn học nghề. Do đó, lao động có tay nghề ngày càng ít.

Ông Thọ kiến nghị, Trung ương cần có chính sách tăng định mức hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn (cả người học và giảng viên/người truyền nghề) sau năm 2020 nhằm đào tạo cho lao động nông thôn có tay nghề cao phù hợp với việc đẩy mạnh các hoạt động động phát triển ngành nghề nông thôn, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tái cơ cấu ngành nông nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các địa phương.

Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ vốn vay riêng cho các lao động sau khi được đào tạo thuộc lĩnh vực nông nghiệp như: lao động làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, có liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm; Lao động tham gia sản xuất trong các vùng sản xuất hàng hoá lớn, sản xuất công nghệ cao để các lao động đầu tư vào phát triển sản xuất có thể tự tạo được việc làm.

Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, thời gian tới, cần nâng cao trình độ, kỹ năng người lao động thông qua đào tạo; hỗ trợ tạo việc làm cho lao động chuyển đổi ngành nghề; kết nối người lao động với việc làm, thị trường lao động.

 

 

 

Đông Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top