Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) được coi là đòn bẩy giúp người lao động khu vực nông thôn có điều kiện nâng cao tay nghề, nâng cao tri thức, vươn lên làm giàu,... Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Cương, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn để hiểu thêm về tình hình thực hiện nhiệm vụ này tại địa phương.
Ông Nguyễn Tiến Cương.
Xin ông cho biết những nét nổi bật trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh những năm vừa qua?
Thực hiện Đề án 1956, Bắc Kạn đã ban hành các văn bản phù hợp, kịp thời, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện ở các cấp, ngành, địa phương, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn. Kết thúc giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh đã có 18 cơ sở dạy nghề, trong đó có 1 trường cao đẳng nghề (trên cơ sở nâng cấp từ trường trung cấp nghề vào năm 2015) và 7 trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện, 5 trung tâm dạy nghề ngoài công lập, 5 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề. Hệ thống trung tâm dạy nghề công lập các huyện được đầu tư khá quy mô, 6/7 trung tâm đã có cơ sở khang trang, 7/7 trung tâm có đủ khả năng về thiết bị dạy nghề; các trung tâm được kiện toàn tổ chức, bổ sung biên chế giáo viên cơ hữu, đáp ứng khả năng dạy nghề và nhu cầu học nghề của lao động.
Công tác xã hội hóa trong hoạt động dạy nghề được phát huy mạnh mẽ, nhiều cơ sở dạy nghề ngoài công lập cũng tích cực tham gia; xã hội hóa tốt đã huy động được số lượng lớn đội ngũ cán bộ có chuyên môn kỹ thuật, đội ngũ kỹ sư và những người lao động có tay nghề cao hăng hái tham gia. Nhờ vậy, kết thúc giai đoạn 2011 - 2015, Bắc Kạn đã đào tạo nghề cho 15.633 lao động nông thôn, đạt 104% kế hoạch đề ra.
Đâu là thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề án, thưa ông?
Thuận lợi lớn nhất của chúng tôi là được cả hệ thống chính trị quan tâm, vào cuộc, có huyện đã ban hành nghị quyết chuyên đề về thực hiện nhiệm vụ này; chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như trang thiết bị phục vụ dạy nghề được tỉnh Bắc Kạn chú trọng đầu tư và nâng cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ,...
Bên cạnh thuận lợi, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn như việc nhiều nơi chưa xây dựng được kế hoạch, giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình; các cơ sở dạy nghề trên địa bàn chủ yếu thiên về lĩnh vục nông nghiệp nên chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, chưa phát huy hết các nhu cầu học nghề của bà con khu vực nông thôn; kinh phí dành cho dạy nghề còn thấp, dẫn tới hạn chế khả năng mở rộng của các cơ sở dạy nghề cũng như việc kém sức hút đối với người dân tham gia học nghề,...
Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Đề án 1956 của tỉnh, ông có thể cho biết, Sở sẽ có tham mưu gì để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai hiệu quả?
Thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo công tác đào tạo nghề theo hướng đặt hàng đào tạo, tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp, đào tạo nghề theo vị trí làm việc; sau đào tạo, đẩy mạnh công tác hỗ trợ người lao động vay vốn tạo việc làm, hỗ trợ phương tiện sản xuất; nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả nhằm tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động; gắn đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn đào tạo nghề với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Song song với đó, tiếp tục tuyên truyền và đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TU ngày 24/9/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn...
Xin cảm ơn ông!
Đình hợi (thực hiện)
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.