Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 8 tháng 9 năm 2018 | 23:5

ĐBSCL: Hàng chục nghìn hecta lúa trước nguy cơ ngập úng

Những ngày gần đây, đỉnh lũ vùng đầu nguồn sông Cửu Long, vùng hạ lưu sông và khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên lên cao đã khiến hàng nghìn hecta lúa tại khu vực ĐBSCL ngập úng, kéo theo đó là hàng chục nghìn hecta khác đứng trước nguy cơ ngập.

dân-quân-đang-bảo-vệ-bờ-bao-bảo-vệ-150ha-lúa-tại-xã-vĩnh-gia-huyện-tri-tôn-tỉnh-an-giang-lao-dọng.jpg
Dân quân bảo vệ bờ bao bảo vệ 150ha lúa tại xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang (ảnh Lao động)

Theo các ngành chức năng, vụ lúa hè thu của vùng ĐBSCL hiện đã thu hoạch được gần 1 triệu hecta, đạt hơn 60%. Diện tích lúa chưa thu hoạch còn khoảng 311.666 ha, tập trung tại các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Long An..., đang bị đe doạ do ngập úng.

Ngoài diện tích lúa hè thu chưa thu hoạch xong, tính đến thời điểm đầu tháng 9, các tỉnh ĐBSCL đã xuống giống gần 450.000 ha lúa vụ thu đông, đạt hơn 60% kế hoạch. Hầu hết diện tích xuống giống đều nằm trong vùng đê bao bảo đảm an toàn khi lũ về. Các tỉnh đầu nguồn như: An Giang, Đồng Tháp và Long An có khoảng 35.000 ha có khả năng bị ảnh hưởng khi lũ vượt mức báo động 2.

Tại tỉnh An Giang, hiện có khoảng 1.350 ha vùng ngoài đê bao phía Bắc kênh Vĩnh Tế thuộc huyện Tri Tôn đang bị ảnh hưởng do lũ. Đến nay con số thiệt hại đã lên hơn 630 ha lúa thu đông và nếu lũ diễn ra như dự báo, số diện tích còn lại sẽ bị thiệt hại.

Anh Nguyễn Văn Thịnh ở xã Khánh Bình, huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) tâm sự, dù đã được chính khuyến cáo không nên xuống lúa sớm nhưng tôi không nghe vẫn xuống hơn 3 ha lúa hè thu ngoài đê bao. Lũ về sớm và nhanh khiến gia đình không kịp trở tay. Dù cố gắng hết sức, huy động tất cả con cháu trong gia đình nhưng cũng chỉ kịp cắt được một ít còn lại gần như bị mất trắng.

Nhưng ngày gần đây xã Lạc Quới (huyện Tri tôn, An Giang) đã phải huy động trên 700 người gồm lực lượng bộ đội, biên phòng, dân quân tự vệ cùng người dân căng mình gia cố đê bao; đồng thời tích cực ngày đêm tuần tra đề phòng sự cố vỡ đê để bảo vệ hơn nghìn ha lúa.

Còn theo ông Lương Huy Khanh, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang, hiện nay nước lũ lên nhanh ảnh hưởng đến sản xuất lúa hè thu và thu đông sản xuất ở vùng ngoài đê bao giáp Campuchia. Địa phương đang chủ động huy động lực lượng gia cố đê bao và bơm rút nước ra. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ để chủ động ứng phó.

Trước diễn biến trên, UBND tỉnh An Giang yêu cầu các địa phương tập trung các giải pháp để chủ động ứng phó với lũ lớn. Chủ động kế hoạch hiệp đồng, hỗ trợ lực lượng, vật tư, phương tiện theo phương châm 4 tại chỗ để hỗ trợ nông dân thu hoạch sớm diện tích lúa hè thu 2018 đã chín, nhất là các khu vực trũng thấp, không có đê bao, bờ bao bảo vệ.

dsc05898.JPG

 Lực lượng vũ trang huyện đầu nguồn Tân Hưng (Long An) giúp người dân bơm nước cứu diện tích lúa vụ thu đông ngập úng (baotintuc).

Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang cho biết, tình hình thiên tai năm nay diễn biến phức tạp nên tỉnh đã chủ động lên phương án ứng phó ngay từ đầu năm. Vụ thu đông năm nay, ngành nông nghiệp đã thống nhất lên kế hoạch xả lũ hơn 10.000 ha cũng như tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân không xuống giống ở những vùng đê bao không đảm bảo.

Tuy nhiên vẫn còn tình trạng người dân chủ quan sản xuất tự phát nên khi lũ về sớm đã gánh thiệt hại. Hiện, An Giang còn 20.599ha lúa hè thu và 6.966ha lúa thu đông trong vùng đê bao chưa thu hoạch nên đang phải căng mình ra để bảo vệ. Tỉnh đã lên phương án ứng phó, cũng như triển khai các biện pháp gia cố bờ bao tập trung phương tiện, lực lượng ứng trực bảo vệ, ông Trần Anh Thư cho biết.

Tại Kiên Giang, do nước từ thượng nguồn đổ về nhanh, đã có hơn 1.100 ha lúa và hoa màu không có đê bao, bờ bao bảo vệ bị thiệt hại. Theo dự báo của ngành nông nghiệp tỉnh, đến trung tuần tháng 9/2018, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long lên mức báo động 3 sẽ có khoảng 74.000 ha lúa hè thu và thu đông bị ảnh hưởng ngập lũ do đê bao, bờ bao thấp, yếu. Số diện tích bị thiệt hại hầu hết tập trung ở khu vực Tứ giác Long Xuyên thuộc các huyện Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất...

Ông Nguyễn Huỳnh Trung, phụ trách Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang cho biết do nước lũ từ thượng nguồn tiếp tục đổ về khá mạnh trong khi hệ thống đê bao không bảo đảm an toàn, các ngành chức năng cùng những địa phương trong vùng chịu ảnh hưởng lũ đang tập trung gia cố đê bao bảo vệ cho hơn 170.000 ha lúa hè thu muộn và thu đông, đặc biệt tại các huyện thuộc Tứ giác Long Xuyên như Hòn Đất, Giang Thành, Kiên Lương và vùng Tây sông Hậu thuộc các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng và Gò Quao.

Đoàn công tác của UBND tỉnh Kiên Giang đã đi khảo sát tình hình lũ cũng như hệ thống đê bao tại các huyện thuộc Tứ giác Long Xuyên. Các đơn vị chức năng cùng với chính quyền địa phương thực hiện ngay việc gia cố những đoạn đê xung yếu vì có thể xảy ra sự cố đáng tiếc bất cứ lúc nào. Tất cả đều chủ động ứng phó để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh, ông Trung cho biết.

 

Cần Thơ: Hơn 18.000 người dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở

Theo báo cáo, 8 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn TP. Cần Thơ xảy ra 16 điểm sạt lở, làm sạt hoàn toàn 10 căn nhà và 43 căn nhà bị sạt một phần, tổng chiều dài ảnh hưởng do sạt lở 586m, ước tổng thiệt hại trên 33,6 tỷ đồng.

tổng-chiều-dài-các-đoạn-có-nguy-cơ-sạt-lở-trên-địa-bàn-là-gần-155000m-với-2613-căn-nhà-và-18408-nhân-khẩu-cần-phải-di-dời-ảnh-ttxvn.jpg

 Tổng chiều dài các đoạn có nguy cơ sạt lở trên địa bàn là gần 155.000m với 2.613 căn nhà và 18.408 nhân khẩu cần phải di dời (ảnh TTXVN)

Thực hiện kế hoạch phòng chống sạt lở và di dời người dân ra khỏi vùng nguy cơ, năm 2018 và các năm tiếp theo thành phố sẽ thực hiện đầu tư xây dựng 9 tuyến kè bảo vệ bờ, với tổng chiều dài các tuyến kè khoảng 21.940m; tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2.441 tỷ đồng. Dự kiến tổng số hộ dân ven sông được di dời vào vùng ổn định sẽ hơn 1.000 hộ trên địa bàn các quận, huyện: Bình Thủy, Thốt Nốt, Cái Răng, Phong Điền, Ô Môn.

Tại buổi làm việc với UBND TP. Cần Thơ về thực hiện kế hoạch phòng chống sạt lở và kế hoạch bố trí dân cư tại các khu vực bị ảnh hưởng thiên tai trên địa bàn thành phố Cần Thơ ngày 6/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, qua rà soát toàn thành phố, tổng chiều dài các khu vực có nguy cơ sạt lở khoảng 154 km; hơn 2.600 căn nhà với 18.408 người dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao cần được di dời.

 

Niêm phong gần 4.000 bánh Trung thu không rõ nguồn gốc

Ngày 6/9, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an thành phố Cần Thơ cho biết, cơ quan này đã niêm phong gần 4.000 chiếc bánh Trung thu không có hóa đơn, chứng từ tại điểm kinh doanh bánh Trung thu ở số 149/2E, khu vực Yên Bình (phường Lê Bình, quận Cái Răng) do ông Nguyễn Minh Nhật làm chủ.

số-lượng-bánh-trung-thu-không-rõ-nguồn-gốc-xuất-xứ-bị-lực-lượng-công-an-phát-hiện-lao-dong.jpg

 Số lượng bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị lực lượng Công an phát hiện(Lao động)

Theo công an TP. Cần Thơ, ngày 4/9, lực lượng Cảnh sát Môi trường phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm tại điểm kinh doanh bánh Trung nói trên.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện bên trong cơ sở có 1.306 chiếc bánh Trung thu hiệu Moon Cake, 2.117 chiếc bánh Trung thu hiệu Gateau Doux, 15 hộp bánh Trung thu và 240 chiếc bánh Trung thu không bao bì, nhãn mác, chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.

Chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa và giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho số bánh Trung thu trên.

Hiện, cơ quan chức năng đã tiến hành niêm phong, tạm giữ toàn bộ số bánh Trung thu tại cơ sở trên để tiếp tục điều tra, làm rõ theo quy định.

 

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top