Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 3 tháng 3 năm 2016 | 8:47

Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng

Tình trạng ngập mặn ngày càng nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long là do biến đổi khí hậu và tác động từ thượng nguồn sông Mekong.

Do ảnh hưởng của hiện tượng EL Nino, biến đổi khí hậu và tác động từ thượng nguồn sông Mekong nên hạn hán, xâm nhập mặn đã xảy ra và ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

dong bang song cuu long bi xam nhap man ngay cang nghiem trong hinh 0
Ảnh hưởng của xâm nhập mặn khiến lúa chết hàng loạt.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, tính đến thời điểm này, phía biển Đông, nồng độ mặn trên 40/00 trên các sông chính hiện nay đã đi sâu vào đất liền khoảng 60km. Phía biển Tây trên sông Cái Lớn tại Xẻo Rô độ mặn cao nhất đo được là 15,80/00 tăng 4,80/00 so với cùng kỳ.

Thời gian tới, dự báo mặn sẽ tiếp tục xâm nhập, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân sinh, khả năng kéo dài đến đầu mùa mưa (cuối tháng 5/2016).

Vụ Đông Xuân 2015-2016, toàn vùng có trên 100.000 ha lúa bị ảnh hưởng nặng đến năng suất (chưa kể khoảng 340.000 ha diện tích có khả năng bị ảnh hưởng trong thời gian tới) như Long An ước tổng diện tích đã thiệt hại gần 3.400 ha, trị giá khoảng 21 tỷ đồng, hiện tại trên 6.500 ha bị thiếu nước; Tiền Giang gần 29.000 ha đất gặp khó khăn về nước tưới tiêu; Bến Tre gần 12.000 ha lúa bị thiệt hại từ 30-70%; Bạc Liêu trên 11.000 ha lúa bị thiệt hại, dự báo có thêm hơn 8.600 ha lúa và 12.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do xâm nhập mặn và hạn trong thời gian tới.

Để giảm thiệt hại do xâm nhập mặn, các địa phương cần chủ động dự báo, theo dõi sát tình hình để chỉ đạo, triển khai kịp thời, có hiệu quả các giải pháp ứng phó như: cơ cấu lại mùa vụ, chuyển đổi giống cây trồng, đắp đập tạm ngăn mặn, nạo vét kênh mương, lắp đặt các máy bơm dã chiến để lấy nước, trữ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

Ông Phan Diễn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ Hỗ trợ phòng chống thiên tai miền Trung cho biết, trước những diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng của hạn hán đến các tỉnh thành khu vực ĐBSCL, trước mắt Quỹ sẽ rà soát, kiểm tra để hỗ trợ tiến hành làm các hồ chứa nước ngọt ở một số tỉnh bị ảnh hưởng nặng như: Kiên Giang, Trà Vinh và Sóc Trăng.

Ông Phan Diễn nói: “ĐBSCL hạn hán có chiều hướng nghiêm trọng thì một trong những giải pháp là xây dựng công trình để tiến tới tất cả các xã có nguồn nước sạch, nước ngọt bảo đảm; dẫn nước từ các nguồn sông suối ở thượng nguồn. Xây dựng các trạm lọc nước khi lấy nước ngầm lên để lọc qua đó. Tiến hành làm các bể nước để dẫn nước về cho các hộ dân sử dụng. Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho việc cung cấp nguồn nước ngọt cho sinh hoạt của người dân nơi đây.”/.

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top