Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ĐBSCL đang trong mùa khô nên mực nước trên dòng chính sông Mekong giảm dần. Xâm nhập mặn tại các cửa sông trong hệ thống sông Cửu Long được dự báo tiếp tục xuất hiện từ 26 - 29/1, xâm nhập sâu hơn 40km vào nội địa.
Theo đó, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng dần từ ngày 26/1 và đạt mức cao nhất vào ngày 29/1. Độ mặn cao nhất tại các trạm thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 1/2020. Mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở cấp độ 1.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2020 - 2021 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN), nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019 - 2020.
Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng tháng 2 (từ 10 - 15/2, 26/2 - 2/3), tháng 3 (từ 12-16/3, 25-29/3). Riêng các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3, 4 (từ 9 - 14/4, 24 - 28/4), sau đó sẽ giảm dần.
Dự báo từ 21 - 31/1, ở thượng nguồn sông Mekong và khu vực Nam Bộ tiếp tục phổ biến ít mưa, ban ngày có nắng. Nền nhiệt độ thấp nhất ban đêm phổ biến 19 - 22 độ C, riêng ở miền Đông Nam Bộ có nơi thấp hơn 17-18 độ; nhiệt độ cao nhất dao động trong khoảng 29 - 32độ, có nơi cao hơn.
Mực nước các trạm trên dòng chính sông Mekong giảm dần, mực nước các trạm thượng lưu ở mức thấp hơn TBNN từ 0,1-1,0m, mực nước các trạm trung, hạ lưu ở mức tương đương TBNN. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,60m; tại Châu Đốc 1,70m, cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,25-0,35m.
Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức tương đương so với độ mặn cao nhất tuần từ 11 - 20/1 và vẫn thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 1/2020. Chiều sâu ranh mặn 1g/l trong thời kỳ này có khả năng như sau: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm nhập mặn 42 - 48km.
Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại phạm vi xâm nhập mặn 45 - 55km, sông Hàm Luông, Cổ Chiên phạm vi xâm nhập mặn 55 - 60km, sông Hậu phạm vi xâm nhập mặn 40 - 50km, sông Cái Lớn phạm vi xâm nhập mặn 40 - 45km.
Dòng chảy từ Trung Quốc giảm làm gia tăng hạn
Thời gian qua, lưu lượng dòng chảy từ Trung Quốc xuống hạ lưu liên tục giảm. Điều này đã và đang làm gia tăng hạn mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là dịp Tết Tân Sửu 2021. Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), lưu lượng dòng chảy từ Trung Quốc xuống hạ lưu giảm còn trên dưới 1.000 m3/s vào ngày 24/1/2021.
Nhận định của Tổng cục Thủy lợi, ảnh hưởng của việc giảm xả thủy điện Trung Quốc đến Đồng bằng sông Cửu Long có thể đạt lớn nhất vào thời kỳ Tết Tân Sửu (8/2/2012 - 16/2/2021). Mặn 4g/l khả năng xâm nhập vào sâu ở các cửa sông Cửu Long từ 48 - 70km, từ 75 - 90km trên sông Vàm Cỏ và từ 50 - 55km trên sông Cái Lớn.
Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết, đơn vị đang tiếp tục phối hợp với các Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tăng cường theo dõi thông tin từ thượng nguồn sông Mê Công. Ba bên liên tục cập nhật nhận định tình hình hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021 để báo cáo Bộ NN&PTNT chỉ đạo phương án ứng phó phù hợp, kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến cuộc sống người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long...
Trong khi đó, theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo mực nước thượng nguồn sông Mekong về hạ nguồn ÐBSCL đang ở mức thấp, xâm nhập mặn bất thường có thể xảy ra sớm trong các tháng mùa khô năm 2021 và kéo dài tới tháng 5-2021, có thể biến động ở bất cứ thời điểm nào theo vận hành thủy điện và các thời tiết cực đoan, triều cường, gió chướng... Ðặc biệt, xâm nhập mặn sẽ lên cao nhất từ ngày 8-2 đến 16/2/2021, đúng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Trước thực trạng trên, các địa phương vùng ÐBSCL cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống hạn mặn từ bây giờ. Trong đó cần tập trung vận hành hệ thống công trình thủy lợi hợp lý, tăng cường khả năng lấy nước ngay khi có thể, hạn chế tiêu thoát, đảm bảo tích trữ nước trước khi các ảnh hưởng gia tăng từ thượng nguồn về. Việc lấy và tích nước đủ muộn nhất phải trước ngày 7/2/2021. Thời gian lấy và tích nước này sẽ góp phần hạn chế thiệt hại sản trong xuất nông nghiệp, thủy sản khi mặn xuất hiện cao vào dịp Tết.
Ðồng thời, các địa phương vùng ÐBSCL tăng cường công tác giám sát mặn, cập nhật các bản tin dự báo thường xuyên để điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với các diễn biến nguồn nước. Khi lấy nước ngọt hoặc tưới cho cây trồng cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn, nhất là đối với cây ăn trái. Trong tháng 1/2021, các địa phương chủ động tích nước ngay khi có thể để ứng phó với việc giảm xả thủy điện từ Trung Quốc ảnh hưởng ở đầu tháng 2/2021.
Trước thông tin về việc giảm xả nước của thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) sẽ ảnh hưởng đến Đồng bằng sông Cửu Long vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2, thời điểm cả nước đón Xuân Tân Sửu. Mặn 4g/l có thể xâm nhập vào sâu trên dòng chính, các cửa sông Cửu Long 50-70 km và 85-95 km trên sông Vàm Cỏ.
Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi chặt chẽ, dự báo kịp thời diễn biến dòng chảy sông Mê Công và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long, chủ động chỉ đạo, điều hành sản xuất phù hợp, hạn chế thiệt hại.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.