Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 8 tháng 9 năm 2021 | 10:5

Đi hái nấm tràm, 5 người dân ở Thừa Thiên - Huế bị lạc đường

Do địa hình phức tạp và không có sóng điện thoại nên 5 người dân tại tỉnh Thừa Thiên – Huế đi hái nấm tràm bị lạc đường. Hiện, lực lượng chức năng đã tìm thấy họ và đưa về an toàn.

Theo đó, 5 người dân bị lạc gồm 1 người trú tại xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy (Võ Thị H., sinh năm 1994) và 4 người trú tại xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc (Ngô Thị L., sinh năm 1976; Trần Thị U., sinh năm 1986; Lê Thị H., sinh năm 1984 và Bùi Thị Mỹ C., sinh năm 1993).

Trước đó, vào lúc 13h ngày 7/9, những người này đi xe máy vào khu vực rừng ở bản Phúc Lộc, xã Xuân Lộc để hái nấm tràm.

Đến đêm ngày 7/9, thấy những người này chưa về nhà, người thân đã trình báo chính quyền địa phương sở tại để hỗ trợ tìm kiếm.

Nhận được tin báo, Công an xã Xuân Lộc nhanh chóng phối hợp với trưởng bản Phúc Lộc cùng lực lượng đoàn thể địa phương tổ chức tìm kiếm ngay trong đêm.

Lực lượng chức năng đã tìm thấy 5 người dân bị lạc đường khi đi hái nấm tràm.
Lực lượng chức năng đã tìm thấy 5 người dân bị lạc đường khi đi hái nấm tràm.

 

Sáng 8/9, thông tin từ ông Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch UBND xã Xuân Lộc, cho biết, sáng sớm hôm nay, lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy nhóm 5 người này ở vị trí sau đồi địa đạo xã Xuân Lộc.

Những người này cho biết, do địa hình phức tạp và  điện thoại không có sóng nên bị lạc không biết cầu cứu ai. Hiện, 5 người này đã được chính quyền địa phương đưa  trở về nhà an toàn.

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top