Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 6 tháng 9 năm 2021 | 11:58

Kiến nghị xử phạt hành vi san lấp đất trái phép tại xã Thủy Phù

Một vụ việc san lấp đất nuôi trồng thủy sản diễn ra tại xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) vừa bị lực lượng chức năng ra quyết định xử phạt hành chính.

Cán bộ xã không nắm rõ việc san lấp 

PV Kinh tế nông thôn nhận được phản ánh của người dân về việc hồ nuôi trồng thủy sản tại xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế bị san lấp một cách rầm rộ.

Qua tìm hiểu ban đầu, việc san lấp đất diễn ra tại một trong số các hồ nuôi trồng thủy sản tại thôn 6, xã Thủy Phù. Các hồ nuôi trồng thủy sản này đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Lê Đức Hùng (sinh năm 1969, trú tại thôn 6, xã Thủy Phù) vào tháng 12/2018. 

San lấp trái phép đất nuôi trồng thủy sản tại thôn 6, xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy.
San lấp trái phép đất nuôi trồng thủy sản tại thôn 6, xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy.

 

Ông Lê Đức Hùng cho hay, gia đình ông được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thửa đất số 329, 332 và 345 tờ bản đồ số 54, có tổng diện tích là 6.224,7 m2. Tuy nhiên, vừa qua, gia đình ông đã chuyển nhượng lại toàn bộ diện tích đất này cho một người tên Hoàng (trú tại phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy).

Cũng theo ông Hùng, sau khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng xong, ông Hoàng đã thuê người về san lấp các hồ nuôi thủy sản này.

Chủ cũ của các thửa đất này và một số người dân ở đây cho biết, ông Hoàng san lấp đất để chuyển qua trồng cây lâu năm.

Trao đổi về vấn đề này, ông Tô Văn Toản, công chức Địa chính – Xây dựng (ĐC – XD) xã Thủy Phù cho biết, trước đây toàn bộ diện tích này là đất ruộng, đến khoảng năm 2000 – 2002 thì được gia đình ông Hùng đào ao nuôi cá. Trong những năm gần đây, do không có nguồn nước để nuôi cá nên vào tháng 02/2021, gia đình ông Hùng đã có đơn xin chuyển đổi 6.224,7 m2 đất này sang đất trồng hoa màu.

Cũng theo công chức ĐC - XD xã Thủy Phù, việc chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích đất của gia đình ông Hùng được căn cứ theo khoản 1, Điều 12, Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, do đó, gia đình ông Hùng không phải xin phép mà chỉ đăng ký biến động đất đai tại Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện hoặc UBND cấp xã.

Nói tiếp về việc san lấp tại đây, công chức ĐC – XD xã Thủy Phù cho hay, sau khi nhận đơn của người dân, ông đã về kiểm tra thực tế tại diện tích đất xin chuyển đổi mục đích và từ đó cho đến cuối tháng 8/2021 chưa quay lại nên không nắm được việc san lấp đang diễn ra.

“Do nguồn đất san lấp khan hiếm nên họ xin đã lâu mà thấy không bồi (san lấp – PV). Tôi cũng mới nghe bồi chứ tôi cũng chưa vô. Mấy ngày ni bận bịu khu công nghiệp quá mà đi họp suốt chớ mô, ăn rồi họp suốt”, ông Toản chia sẻ khi làm việc với PV.

Kiến nghị xử phạt hành chính

Sau khi nắm được thông tin về vụ việc, UBND thị xã Hương Thủy đã có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND xã Thủy Phù kiểm tra xử lý theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo kết quả xử lý bằng văn bản về UBND thị xã (thông qua Phòng TN&MT thị xã) trước ngày 07/9.

“Chủ tịch UBND xã Thủy Phù khẩn trương thực hiện, đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND thị xã nếu tiếp tục để tình trạng vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn quản lý”, trích văn bản.

Ngày 06/9, trao đổi với PV Kinh tế nông thôn, Chủ tịch UBND xã Thủy Phù cho biết, đơn vị đã kiểm tra và đang hoàn tất các báo cáo để gửi UBND thị xã. Cùng với đó, địa phương đã có tờ trình về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai gửi đến UBND thị xã Hương Thủy.

Theo đó, căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 15 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và biên bản vi phạm hành chính lập ngày 28/8/2021 của UBND xã Thủy Phù về việc hủy hoại đất của ông Nguyễn Huy Hoàng (trú tại tổ 6, phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy), thông qua tờ trình, UBND Thủy Phù đề nghị UBND thị xã Hương Thủy xử phạt ông Hoàng 7,5 triệu đồng và buộc khôi phục tình trạng đất nguyên hiện trạng ban đầu.

Chủ tịch UBND xã Thủy Phù trao đổi thêm, liên quan đến vụ việc, công chức ĐC – XD xã Tô Văn Toản đã bị phê bình trong cuộc họp giao ban vừa qua.

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top