Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng, về lâu dài, tỉnh phải có khu giết mổ gia súc tập trung quy mô lớn để quản lý tốt việc giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn.
Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, vào chiều ngày 27/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng các sở, ngành liên quan đã đi khảo sát, tìm kiếm địa điểm xây dựng khu giết mổ gia súc tập trung. Đoàn đã đi khảo sát khảo sát các địa điểm dự kiến xây dựng khu giết mổ gia súc tập trung tại phường Hương Văn và Hương Vân thị xã Hương Trà, các lò giết mổ gia súc tập trung trên địa bàn thành phố Huế.
Qua kiểm tra thực tế, ông Hoàng Hải Minh yêu cầu các sở, ngành tiếp tục khảo sát tìm thêm các địa điểm xây dựng khu giết mổ gia súc tập trung phù hợp với quy chuẩn hiện hành. Các địa điểm được chọn phải đảm bảo phải có vị trí rộng, thoáng. Sự phân bố và quy mô xây dựng phải phù hợp với sự tập trung của các chủ kinh doanh và số lượng gia súc, gia cầm giết mổ tại mỗi cơ sở, xa vùng dân cư, nguồn cung cấp nước sinh hoạt, không hoặc ít bị ảnh hưởng bởi ngập lụt; nằm trong vùng không được quy hoạch để phát triển khu dân cư...
Ông Hoàng Hải Minh đề nghị, trước mắt, chọn các lò giết mổ gia súc tập trung hiện có để nâng cấp quy mô, đáp ứng nhu cầu trong vòng 5-10 năm tới; về lâu dài, tỉnh phải có khu giết mổ gia súc tập trung quy mô lớn để quản lý tốt việc giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, phòng ngừa dịch bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng, hiện nay, hoạt động chăn nuôi đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đáp ứng tốt các điều kiện vệ sinh, an toàn. Tuy nhiên, khâu giết mổ có nơi vẫn chưa bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Do đó, ông Hoàng Hải Minh đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người quản lý, người kinh doanh, người tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thịt gia súc gia cầm; phổ biến cho người dân biết rõ các qui định của Nhà nước về hoạt động lưu thông, vận chuyển và kinh doanh thịt gia súc gia cầm.
Cùng với đó, các cơ quan chuyên môn và các địa phương tập trung kiểm tra, rà soát, yêu cầu các chủ cơ sở tiến hành nâng cấp, khắc phục đối với các cơ sở vi phạm. Đồng thời, từng bước tiến tới cho ngừng hoạt động đối với những cơ sở không bảo đảm điều kiện theo quy định.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…