Hiện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) đang gặp khó khăn khi có sự chồng chéo của nhiều luật. Theo luật này thì đúng theo luật khác thì sai. Khi đó doanh nghiệp thực hiện theo Luật này thì đúng nhưng xét theo Luật khác lại sai.
20 xung đột chính sách từ các luật liên quan
Vừa qua, báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp cùng Trung tâm Báo chí TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị bất động sản (BĐS) với chủ đề “Lấy ý kiến - Tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp”.
Phát biểu tại Hội nghị, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói rằng, rà soát của VCCI trên một số Luật liên quan trong lĩnh vực bất động sản như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản… đã có đến 20 xung đột chính sách từ các luật liên quan đến nghị định, thông tư hướng dẫn về lĩnh vực bất động sản đang có sự chồng chéo, mâu thuẫn, không khả thi dẫn đến trong quá trình triển khai có nhiều dự án bị thanh tra, kiểm toán kéo dài.
“Có đến 20 điểm chồng chéo, theo luật này thì đúng theo luật khác thì sai. Doanh nghiệp thực hiện theo Luật này thì đúng nhưng xét theo Luật khác lại sai, địa phương không biết làm sao… điều này không chỉ gây khó cho doanh nghiệp mà còn tạo mảnh đất cho tham nhũng”, TS Vũ Tiến Lộc nói.
Mặc dù hoan nghênh cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân mà doanh tư nhân là động lực chính của thị trường bất động sản, tuy nhiên TS Vũ Tiến Lộc đặc biệt chỉ ra thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh đang có khả năng gây ra thiếu hụt cầu.
TS Vũ Tiến Lộc khẳng định, cần có sự đóng góp của doanh nghiệp, doanh nhân vào quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển cho lĩnh vực này. Tuy nhiên không chỉ là hiến kế tháo gỡ khó khăn.
Cùng vấn đề trên, ông Nguyễn Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam Bộ Xây dựng cho biết, hiện có khoảng 9 luật, xung quanh đó là các nghị định, thông tư và hơn 20 thủ tục hành chính điều chỉnh những vấn đề liên quan đến xây dựng, đất đai. Trong đó với thẩm quyền của mình, Bộ Xây dựng đang tiến hành sửa đổi Luật Xây dựng – một trong 9 luật liên quan đến các hoạt động đầu tư xây dựng.
Theo ông Từ Lương, Giám đốc Trung tâm Báo chí TP. Hồ Chí Minh dẫn chứng, hiện thành phố có dân số đông bậc nhất nước ta. Theo Tổng cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh tính đến cuối năm 2018, thành phố có dân số cơ bản xấp xỉ 9 triệu người. Nếu tính dân số lưu trú, thành phố ước có trên 13 triệu dân.
Mật độ dân số cao, tốc độ đô thị hóa nhanh bậc nhất đất nước, việc tiếp nhận khoảng trên 200.000 dân số mỗi năm đặt ra yêu cầu cao phát triển hạ tầng xây dựng và nhà ở rất lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú của người dân của TP. Hồ Chí Minh. Cũng vì vậy, TP. Hồ Chí Minh cũng luôn là địa bàn có thị trường địa ốc sôi động, thu hút đông đảo doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Theo HoREA, từ đầu năm 2019 đến nay, thị trường BĐS đã có nhiều dấu hiệu chững lại. Khối Doanh nghiệp BĐS tư nhân ngày càng lớn mạnh nhưng đang phải đương đầu với nhiều thách thức, rủi ro, cần được tháo gỡ các rào cản để phát triển lành mạnh và bền vững.
Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2019, thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh đã có sự chững lại trong tất cả các phân khúc. Theo thống kê từ HoREA, mới chỉ có 3 dự án nhà ở thương mại mới được Sở Xây dựng đề xuất UBND Thành phố công nhận với quy mô 924 căn hộ, giảm 16 dự án so với cùng kỳ năm 2018.
Trên diện rộng của thị trường, cùng với xu hướng chuyển dịch các doanh nghiệp lớn ra khỏi TP. Hồ Chí Minh ngày càng rõ nét do sự vươn lên, cạnh tranh thu hút đầu tư của các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai, trong những tháng đầu năm 2019 cũng chứng kiến giá trị tăng thêm của ngành xây dựng lần đầu tiên giảm sau nhiều năm tăng trưởng liên tục.
Khó trong câu chuyện thực thi luật
Trước những khó khăn của doanh nghiệp BĐS cùng với việc thị trường BĐS đã có nhiều dấu hiệu chững lại. Khối doanh nghiệp BĐS tư nhân ngày càng lớn mạnh nhưng đang phải đương đầu với nhiều thách thức, rủi ro, cần được tháo gỡ các rào cản để phát triển lành mạnh và bền vững.
Trước vấn đề này, ông Lê Trần Kiên, Phó Giám đốc sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, các khó khăn này về phía doanh nghiệp của TP. Hồ Chí Minh đã được HoREA hệ thống, tổng hợp lại và đề xuất gửi cơ quan nhằm tháo gỡ. Về quan điểm của Sở, phương án đặt ra làm cơ sở báo cáo UBND Thành phố là sử dụng các cơ sở luật hiện hành để liên kết và tìm ra phương án giải quyết các khó khăn vướng mắc hiện tại. Cố gắng tạo một phương án, hành lang pháp lý để doanh nghiệp từng bước giải quyết khó khăn đúng pháp luật hiện hành.
Theo ông Đỗ Viết Chiến cho biết, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnREA) kiến nghị, cần thống nhất thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án phát triển nhà ở, đô thị mới theo pháp luật về nhà ở, khu đô thị mới với thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đồng thời, tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan chuẩn bị đầu tư, xây dưng, quản lý sau đầu tư đối với cá dự án kinh doanh bất động sản để sửa đổi. “Bổ sung cho thống nhất và cắt giảm tối đa, áp dụng chế độ một cửa với các thủ tục của từng loại dự án”, ông Chiến nhấn mạnh.
Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam khẳng định, cần kiến nghị sửa Luật Đất đai 2013, sửa đồi quy định bồi thường giải phóng mặt bằng, không quá 70% tiền sử dụng đất phải nộp. Cùng với đó đấu giá công khai, chấm dứt cho thuê đất một lần.
Trong khi đó, bà Hoàng Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế, Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên Môi trường chia sẻ, trước hết, về kế hoạch xây dựng luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai. Hiện nay, Quốc hội đã đưa dự án luật này vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020. Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Đất đai vào kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 14 dự kiến khai mạc vào 21/10 tới.
Lần sửa đổi bổ sung Luật Đất đai lần này, một trong những mục tiêu đầu tiên mà Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ cố gắng giải quyết những nội dung chưa đồng bộ thống nhất giữa Luật Đất đai với các bộ luật khác liên quan. Bên cạnh đó, Bộ sẽ giải quyết các nội dung mà các đơn vị đã nói là những khoảng trống mà pháp luật chưa có điều chỉnh, hoặc những quy định có bất cập, vướng mắc, không phù hợp với thực tiễn.
“Vấn đề không phải ở Luật mà ở thực thi. Ví dụ, một dự án bất động sản có kênh rạch xen kẽ thì hoàn toàn thẩm quyền của địa phương có thể giải quyết được. Thế nhưng, các địa phương còn lo ngại đất công phải đấu giá nên lại đẩy văn bản Bộ. Nhưng trường hợp dự án đất công thì phải phù hợp theo từng địa phương, ví dụ đất công xen kẽ một chút kênh rạch thì hoàn toàn có thể thu hồi giao cho nhà đầu tư được. Do đó, cần có chấn chỉnh trong kế hoạch thi hành”, bà Vân Anh khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.