Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 25 tháng 1 năm 2016 | 10:24

Doanh nghiệp gặp khó trong chuyển nhượng dự án

Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là hoạt động bình thường của thị trường bất động sản, kể cả doanh nghiệp mạnh hoặc doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, những quy định hiện tại vẫn làm khó nhiều doanh nghiệp trong hoạt động này.

Theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), trên địa bàn thành phố có tổng số 1.409 dự án, trong đó đã có 190 dự án bị thu hồi, hoặc hủy bỏ, hoặc hết hạn chủ trương đầu tư, 502 dự án tạm ngưng thi công và chưa khởi công, là nguồn hàng hóa dự án bất động sản tiềm năng cho hoạt động chuyển nhượng (M&A). 

Doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển nhượng dự án

Tại khoản 2 điều 49 Luật Kinh doanh bất động sản đã quy định: “Chủ đầu tư chuyển nhượng đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng”. Theo đánh giá của HoREA, quy định điều kiện này đã có phần giảm nhẹ hơn so với Luật Kinh doanh bất động sản 2006, lúc đó đã quy định phải xây dựng xong cơ sở hạ tầng thì mới được chuyển nhượng dự án. 

HoREA cho rằng, phát triển dự án đầu tư kinh doanh bất động sản là một quá trình, là một chuỗi các hoạt động đầu tư theo nhiều giai đoạn như: Giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch; Giai đoạn quy hoạch, thiết kế; Giai đoạn lập thủ tục và nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng; Giai đoạn đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc theo quy hoạch và thiết kế đã được duyệt để kinh doanh. Chuyển nhượng dự án là hoạt động chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư với nhau, chưa phải là chuyển nhượng sản phẩm cho người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp bên chuyển nhượng chưa hoàn tất các thủ tục hoặc công đoạn đầu tư, thì doanh nghiệp bên nhận chuyển nhượng dự án sẽ tiếp tục thực hiện hoàn tất các công việc này. Hơn nữa, sau khi nhận chuyển nhượng dự án, có thể doanh nghiệp lại làm thủ tục xin thay đổi quy hoạch dự án, có khi phá bỏ hạ tầng cũ để xây dựng lại theo mục tiêu kinh doanh của mình thì rất lãng phí của cải xã hội. Doanh nghiệp cần được tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh, tự do kinh doanh theo nhu cầu của mình.

Theo HoREA, Chính phủ, Bộ Xây dựng nên xem xét đề xuất sửa đổi điều khoản này của Luật Kinh doanh bất động sản 2014 để cho phép doanh nghiệp được quyền chuyển nhượng toàn bộ dự án hoặc một phần dự án ngay từ sau khi đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch của dự án (Nếu chuyển nhượng dự án ở các thời điểm sau khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc sau khi đã xây dựng cơ sở hạ tầng là theo nhu cầu và thoả thuận của các bên, nhưng tối thiểu là bên chuyển nhượng dự án phải có quỹ đất sạch), và coi chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng một phần dự án là hoạt động bình thường trong quá trình đầu tư kinh doanh bất động sản theo nhu cầu của các doanh nghiệp./.

Thái An

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.

  • The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.

  • Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.

Top