Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 23 tháng 11 năm 2016 | 8:41

Đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội Cầu ngư tỉnh Phú Yên”

Ngày 23/11, UBND tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội Cầu ngư tỉnh Phú Yên”.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Đình Phùng trao Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia "Lễ hội Cầu ngư tỉnh Phú Yên" cho đại diện các ban lạch vùng biển trong tỉnh.

Lễ hội Cầu ngư là nét đẹp văn hóa truyền thống của các làng chài ven biển tỉnh Phú Yên, có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, di sản văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân cư miền biển.      Lễ hội gắn liền với tín ngưỡng thờ cá Ông đã có từ thời xa xưa. “Ông” là tên gọi tôn kính của ngư dân dành riêng cho cá voi, loài cá được bà con tin rằng đã giúp con người vượt qua nguy hiểm khi lênh đênh trên biển cả. Tín ngưỡng thờ cá Ông và Lễ hội Cầu ngư gắn liền với loại hình nghệ thuật kiến trúc truyền thống Lăng Ông. Hầu hết làng chài ven biển làm nghề cá đều có lăng thờ cá Ông với thần hiệu là “Đông hải đại vương”, “Đông hải cự tộc ngọc lân tôn thần”.

Kiến trúc lăng Ông cơ bản mang dáng dấp của một ngôi đình. Lăng thường được xây dựng gần sông hoặc biển và quay về hướng Đông. Lăng Ông là nơi để thờ ngọc cốt cá Ông; tiền hiền, hậu hiền, các vị thần; là nơi thi hành các nghi lễ sân khấu phục vụ lễ hội cầu ngư. Nhiều lăng Ông có sắc phong thần của các vua chúa thời phong kiến.

Lễ hội Cầu ngư không có ngày thống nhất chung mà mỗi nơi tùy thuộc vào ngày cá Ông đầu tiên lụy hoặc ngày lạch cùng bà con trong làng định ngày mở lễ hội. Lễ hội Cầu ngư thường được tổ chức ít nhất là 2 ngày với các nghi lễ rước Ông Sanh và lễ Khai tiên. Quy mô tổ chức lễ hội tùy thuộc vào khả năng của từng nơi, vì mọi chi phí đều do bà con tự nguyện đóng góp.

Một nét đặc sắc khác của Lễ hội Cầu ngư là các hoạt động diễn xướng dân gian trong lễ hội, đó là: hát Bả trạo, một loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính nghi lễ. Cùng với hát Bả trạo, hát Tuồng cũng là một loại hình nghệ thuật không thể nào thiếu trong lễ hội cầu ngư. Trong hoạt động lễ hội Cầu ngư còn có hoạt động trò chơi dân gian.

Phát biểu tại lễ đón nhận, đồng chí Phan Đình Phùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, nhấn mạnh, Lễ hội Cầu ngư góp phần bảo tồn, phát huy; gia tăng tinh thần cố kết cộng đồng; giúp ngư dân vững vàng vươn khơi, bám biển góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Lễ hội Cầu ngư rất cần được bảo tồn và phát huy trong cuộc sống để lễ hội có thể trở thành Ngày hội văn hóa dân gian miền biển. Di sản văn hóa ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong đời sống xã hội, song di sản văn hóa cũng đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn. Vì vậy sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản cần có sự tham gia của cộng đồng xã hội. Công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa góp phần bảo vệ, kế thừa và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống. 

                        PV

 

            

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top