Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 18 tháng 6 năm 2018 | 21:53

Đồng bằng sông Cửu Long: 55 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm

Ngày 18/6, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giới thiệu Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng ĐBSCL. Theo đó,  khu vực ĐBSCL hiện có 562 điểm sạt lở trên chiều dài gần 800 km, trong đó có 55 điểm đặc biệt nguy hiểm và 140 điểm ở mức nguy hiểm.

080517_dbscl2.jpg

 Đồng bằng sông Cửu Long có 55 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm (thiennhien.net)

 

Theo ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, thời gian qua, do mất cân bằng bùn cát, hoạt động khai thác cát trên dòng sông Mê Kông, xây dựng nhà ở trái phép,… cùng các tác động tiêu cực của phát triển kinh tế - xã hội tại các quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Kông và các tỉnh/thành phố vùng ĐBSCL dẫn tới tình hình sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng ĐBSCL đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng ven sông, ven biển.

Trước diễn biến phức tạp của sạt lở có xu thế ngày càng gia tăng cả về phạm vi và quy mô, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển bền vững vùng ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Trước mắt sẽ hỗ trợ 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2018 để xử lý các khu vực sạt lở cấp bách ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, công trình hạ tầng thiết yếu khu vực ĐBSCL, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trong đó có bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đây là nội dung quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc từng bước theo dõi, kiểm soát diễn biến sạt lở, nâng cao năng lực ứng phó, chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại, ổn định dân sinh vùng ven sông, ven biển ĐBSCL.

Trước tình trạng đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương triển khai thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng ĐBSCL làm cơ sở đề xuất giải pháp xử lý trước mắt và lâu dài.

Theo đó, đã xác định 562 điểm/786 km sạt lở bờ sông, bờ biển (513 điểm/ 520km sạt lở bờ sông, 49 điểm/266km sạt lở bờ biển).

Trong số các vị trí sạt lở nêu trên có: 55 điểm/173 km sạt lở đặc biệt nguy hiểm (bờ sông 35 vị trí/74 km, bờ biển 20 vị trí/98 km); 507 điểm sạt lở nguy hiểm và sạt lở bình thường, tổng chiều dài 613 km.

Bản đồ sạt lở bờ sông, xói mòn bờ biển vùng ĐBSCL bao gồm hình ảnh vệ tinh, ảnh hiện trường, video, thông tin điểm sạt lở như chiều dài, độ sâu, tác động đến môi trường, con người... với những hình ảnh, thông tin cụ thể của từng khu vực, điểm sạt lở, qua đó sẽ giúp cảnh báo sớm đối với người dân, cũng như hỗ trợ công tác tuyên truyền.

Các đơn vị, địa phương sẽ được tập huấn để tiếp tục tự cập nhật các điểm sạt lở mới, thông tin lên cơ sở dữ liệu nhằm từng bước kiểm soát an toàn về phòng chống sạt lở trước mắt và lâu dài.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top