Chiều 5-5, tại TP. Biên Hòa (Đồng Nai), có trận mưa đầu mùa khá lớn kéo dài gần hai giờ, phá tan tành bờ kè chống xói lở bằng bê tông cốt thép thuộc công trình cầu Xóm Mai thuộc phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa.
Sau khi trận mưa vừa dứt, hàng trăm người dân trong khu vực đã đổ ra đây xem công trình tiền tỉ mới được hoàn thành nghiệm thu đã bị dòng nước xói hổng chân khối bê tông đồ sộ được nâng đỡ trên… mấy cây cừ tràm.
Bờ kè có tổng chiều dài hơn 100m, hiện tại có hàng chục mét đã bị đổ sập hoàn toàn
Theo quan sát của phóng viên KTNT tại hiện trường, bờ kè có tổng chiều dài hơn 100m, hiện tại có hàng chục mét đã bị đổ sập hoàn toàn, số còn lại đã bị nước xói lộ hàm ếch và có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
Sáng 6/5, Ban quản lý dự án TP. Biên Hòa đã họp bàn công tác khắc phục sự cố. Ông Nguyễn Lộc Kha, giám đốc dự án công trình cầu Xóm Mai cho biết, tổng dự toán cầu Xóm Mai là 9 tỉ đồng, trong đó riêng bờ kè là trên dưới 1 tỉ đồng, vừa mới được nghiệm thu gần đây nhưng chưa được bàn giao cho ban quản lý dự án.
Số còn lại đã bị nước xói lộ hàm ếch
Ông Bì Long Sơn, Tổng giám đốc Công ty CP Công trình giao thông Đồng Nai khẳng định đơn vị thi công đúng theo thiết kế.
Người dân trong khu vực bức xúc trước công trình tiền tỉ mới được hoàn thành nghiệm thu đã bị dòng nước xói sập đổ
Cũng sáng 6/5, tại hiện trường, có đại diện của đơn vị thi công và nhiều phóng viên các báo chí. Phóng viên nghi ngờ những đoạn bê tông bị đứt rời ra không có thép ở trong, đơn vị thi công đã cho công nhân đập mảng bê tông ra để chứng minh trong đó có lõi thép, song đập mãi chẳng thấy lòi ra cọng thép nào nên đơn vị thi công lệnh cho công nhân ngưng đập.
Hữu Danh
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.