Nhằm giải quyết tình trạng kẹt xe và chia sẻ áp lực giao thông với cầu Kênh Tẻ, dự án Cầu chữ Y được mở rộng từ 9 lên 12m, nâng cấp trọng tải từ 8 lên 13 tấn.
Đồng thời, TP. Hồ Chí Minh phấn đấu khởi công xây dựng cầu Nguyễn Khoái nối quận 7 và quận 4 trước Tết Nguyên đán để đồng bộ hạ tầng giao thông khu vực.
Giải quyết tình trạng kẹt xe
Là một trong những khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất TP. Hồ Chí Minh, khu Nam Sài Gòn (quận 7, quận 8 và huyện Nhà Bè) ngày càng có nhiều dự án chung cư, cao ốc mọc lên. Chỉ tính riêng quận 7 đã có 97 chung cư, khiến mật độ cư dân khá đông đúc, phương tiện đi lại gia tăng. Tuy nhiên, khu vực này được kết nối với trung tâm thành phố bằng các cầu Tân Thuận, Kênh Tẻ, Chữ Y, Nguyễn Văn Cừ... với mặt đường nhỏ hẹp nên tình trạng kẹt xe thường xuyên xảy ra.
Minh chứng cụ thể tại khu vực cầu Kênh Tẻ, hướng đường Khánh Hội sang quận 7, các xe thường xuyên trong tình trạng xếp hàng dài, kéo dài ra phía đường Hoàng Diệu. Tương tự, vào giờ cao điểm, phía quận 7 cũng rơi vào tình cảnh kẹt xe từ cầu Kênh Tẻ kéo dài đến đường Nguyễn Hữu Thọ - Lê Văn Lương, các phương tiện nhích từng chút một để qua cầu.
Giải quyết tình trạng này, giữa năm 2017, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP. Hồ Chí Minh đã cho thi công mở rộng cầu Chữ Y (từ quận 8 vào trung tâm) và Kênh Tẻ để tăng năng lực giao thông, trong khi chờ các dự án mới. Cụ thể, tại phần cầu dẫn ở đầu quận 4 và quận 7 của cầu Kênh Tẻ, lề đi bộ (mỗi bên 1m) được tháo dỡ, mở chiều rộng mặt đường từ 12 lên 14m. Phần cầu chính rộng 14m được mở rộng lên 16,5m. Ở hai biên có những đòn tay hẫng vươn ra ngoài thành cầu, làm bản mặt mới để tạo thành lề đi bộ mỗi bên rộng 1m. Dự kiến tổng vốn đầu tư xây dựng gần 90 tỷ đồng.
Dự án mở rộng cầu chủ yếu tạo thuận lợi cho xe lưu thông thông thoáng hơn so với trước. Còn để giải quyết tình trạng kẹt xe, phải tính đến việc xây dựng thêm cầu bắc qua Kênh Tẻ. Dự kiến khi dự án mở rộng cầu Kênh Tẻ hoàn thiện, sẽ giúp giảm áp lực giao thông tại khu vực.
Mặt khác, Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh cũng lập dự án xây dựng cầu quận 4 nối quận 7. Dự án này nằm gần cầu Kênh Tẻ hiện hữu, sẽ kết nối khu Nam Sài Gòn với trung tâm thành phố hiệu quả, chia sẻ áp lực giao thông với cầu Kênh Tẻ.
Tại cầu Chữ Y, nhánh chính từ Nguyễn Biểu lên, nhánh xuống Nguyễn Thị Tần và nhánh xuống Hưng Phú (tổng chiều dài gần 500m) được mở rộng từ 9 lên 12m. Cầu cũng được nâng cấp tải trọng từ 13 lên 18 tấn.
Ba nhánh đường đầu cầu dài 400m được cải tạo, xây tường chắn mới để mở rộng mặt đường vào cầu, tương ứng với bề rộng cầu chính. Đồng thời, khu vực trung tâm cầu được mở rộng để tăng khả năng rẽ trái, giảm xung đột giữa các dòng xe qua ngã ba. Tổng mức đầu tư mở rộng cầu Chữ Y là hơn 186 tỷ đồng, được lấy từ nguồn ngân sách thành phố.
Giảm áp lực giao thông
Bằng nhiều giải pháp đồng bộ để “chia lửa” cho áp lực giao thông đang đổ lên cầu Kênh Tẻ, HĐND TP. Hồ Chí Minh đã chấp nhận cho phép đầu tư dự án cầu Nguyễn Khoái để kết nối tuyến đường từ quận 7 tới khu trung tâm thành phố. Đồng thời, thành phố phấn đấu khởi công xây dựng cầu này trước Tết Nguyên đán 2020 để kết nối giao thông khu vực quận 7 qua quận 4.
Cầu Nguyễn Khoái là cây cầu thứ 2 bắc qua Kênh Tẻ. Dự án có tổng chiều dài 1.000m (trong đó cầu dài 346m và rộng 22,5m), bắt đầu từ đường D1 khu dân cư Him Lam (quận 7) và điểm cuối là đường Bến Vân Đồn (quận 4). Theo kế hoạch, tổng số vốn đầu tư vào dự án này là 1.250 tỷ đồng.
Đối với dự án xây cầu đường Nguyễn Khoái, cơ quan chức năng đang xin chủ trương của thành phố chuyển sang đầu tư công thay vì BT (xây dựng - chuyển giao) như trước đây để đẩy nhanh tiến độ, góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc cho khu Nam Sài Gòn.
Việc xây dựng cầu Nguyễn Khoái giúp giải tỏa áp lực giao thông cho các công trình cầu, giúp các phương tiện đi lại dễ dàng hơn và từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông ở khu vực này.
Thông tin từ Ban quản lý dự án xây dựng các công trình giao thông đô thị, dự án mở rộng cầu Chữ Y sẽ được hoàn thành vào cuối năm, chậm hơn so với kế hoạch ban đầu, nguyên nhân do một số thay đổi so với thiết kế ban đầu để phù hợp với thực tế. Cụ thể, quá trình thi công chủ đầu tư phát hiện một số vị trí có chất lượng bêtông kém, không đảm bảo để dùng căng cáp dự ứng lực, phải điều chỉnh giải pháp, tăng cường bằng xây dựng bổ sung kết cấu mới.
Đối với dự án mở rộng cầu Kênh Tẻ, đơn vị thi công sẽ tiến hành di dời đường ống nước, nhập vật tư từ nước ngoài. Công tác di dời và lắp đặt đường ống nước mới mất khoảng 10 ngày. Ngay khi mặt bằng được bàn giao, tốc độ thi công sẽ được đẩy nhanh để hoàn thành dự án trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.