Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo khu vực ĐBSCL năm 2019 sẽ diễn ra từ ngày 5 - 11/11, gồm các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao sôi nổi. Đây là lần thứ 4, tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ hội.
Theo ông Trần Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh, Lễ hội có nhiều hoạt động như: Đua ghe ngo, phục dựng lễ Cúng Trăng, Hội thi thả đèn nước và phục dựng ghe Cà Hâu, Hội diễn Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục Khmer.
Bên cạnh đó còn có các hoạt động khác như: Hội chợ triển lãm Thương mại, Du lịch và liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP, ẩm thực đường phố, giải bi sắt vô địch đồng đội toàn quốc, triển lãm ảnh nghệ thuật và triển lãm ảnh chuyên đề “Sóc Trăng xưa và nay”, Liên hoan trích đoạn sân khấu dù kê khu vực ĐBSCL.
Điểm nhấn của Lễ hội là giải đua ghe ngo với 2 nội dung thi đấu 1.000m đối với nữ và 1.200m đối với nam, diễn ra trong 2 ngày 10 và 11/11 với sự tham gia của 58 đội ghe Ngo (46 ghe nam và 12 ghe nữ), trong đó có 11 đội ghe Ngo đến từ Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Kiên Giang. Đặc biệt là sự tái xuất hiện của đội ghe Ngo Càng Long (Trà Vinh) sẽ tạo sức hấp dẫn cho khán giả khi đội này đã nhiều lần độc chiếm ngôi vị vô địch ở các giải đua của tỉnh Trà Vinh cũng như của khu vực ĐBSCL.
Ông Ngô Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Phó Ban tổ chức lễ hội cho biết, công tác chuẩn bị cho Lễ hội đã được chuẩn bị chu đáo về tất cả mọi mặt, vận động xã hội hóa các nguồn lực từ các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp để tổ chức lễ hội nhằm hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định. Đến thời điểm này, toàn bộ nguồn kinh phí để tổ chức Lễ hội đều được đảm bảo từ nguồn vận động tài trợ.
Nhộn nhịp giải đua ghe ngo.
Lễ hội Óc om bóc - Đua ghe ngo luôn được tỉnh Sóc Trăng tổ chức và duy trì hàng năm, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer khu vực đồng ĐBSCL nói chung. Qua lễ hội, tỉnh Sóc Trăng cũng mong muốn tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu hình ảnh về vùng đất và con người Sóc Trăng đến với du khách trong và ngoài nước.
Ông Ngô Hùng cho biết thêm: “Để động viên các đội ghe ngo đạt thứ hạng cao, tỉnh đã vận động tài trợ trên 1 tỷ đồng để trao giải thưởng. Trong đó, nhà tài trợ Kim Cương là Tổng Công ty Cổ phần Bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn (SABECO), đơn vị đã đồng hành cùng Lễ hội Óc om bóc - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng hơn 10 năm qua.
Theo kế hoạch, đội nam vô địch được thưởng 200 triệu (giải nhì 150 triệu, giải ba 100 triệu, giải tư 80 triệu), nữ vô địch 150 triệu đồng (giải nhì 100 triệu, giải ba 80 triệu, giải tư 50 triệu). Tiền thưởng năm nay cao hơn so với các năm trước. Ngoài ra, Ban tổ chức còn thưởng 2 - 8 triệu đồng cho các đội nhất, nhì của mỗi bảng và thắng cuộc ở mỗi vòng loại trực tiếp đối phương cho đến tứ kết, bán kết”.
Ông Trần Cam (huyện Mỹ Tú) cho biết: “Theo thông báo của Ban tổ chức giải đua ghe ngo, tiền thưởng năm nay cao hơn mùa giải trước nên các tay đua rất phấn khởi. Năm trước, vô địch nam được thưởng 150 triệu, hạng nhì 80 triệu, hạng ba 60 triệu; vô địch nữ 100 triệu, hạng nhì 80 triệu, hạng ba 60 triệu. Năm nay, vô địch nam 200 triệu, vô địch nữ 150 triệu. Chúng tôi tin rằng giải đua năm nay hứa hẹn sẽ có nhiều hấp dẫn”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.