Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 1 tháng 4 năm 2017 | 11:18

Đua nhau "xẻ thịt" gầm cầu đường sắt

Pháp luật đã nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt làm nơi kinh doanh, xây dựng công trình... Tuy nhiên, phần lớn diện tích gầm cầu đường sắt, thuộc tuyến đường sắt Bắc Hồng – Văn Điển đoạn qua địa phận xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội đã và đang bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh.

“Bách hóa tổng hợp”

Theo ghi nhận của chúng tôi, bắt đầu từ khu vực đường dẫn lên, xuống tầng 1 cầu Thăng Long, đặc biệt với đoạn từ khu vực chợ Cổ Điển, xã Hải Bối, phần lớn diện tích gầm cầu đường sắt đã bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh sai quy định. Tại đây, người dân thản nhiên phá hàng rào, lấn chiếm khoảng không gian dưới gầm cầu làm nơi họp chợ, bày bán hàng hóa. Thậm chí, từ khu vực nút giao với đường 6 cây (đường 23A) chạy dọc theo tuyến đường sắt người dân còn biến gầm cầu thành nhà hàng, quán game, gara ô tô, điểm tập kết hàng hóa, vật liệu xây dựng... khiến khu vực này trở thành “bách hóa tổng hợp”, với đủ các loại mặt hàng, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của người dân.
 
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Thắng, xã Hải Bối cho biết, ban đầu các hộ dân lợi dụng khoảng đất trống để làm nơi trồng cây, chăn thả súc vật. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân đã tự ý xây dựng nhà tạm, tổ chức kinh doanh sai quy định ngay trong hành lang ATGT đường sắt. “Không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường, an toàn kết cấu công trình cầu và ATGT đường sắt, những hành vi trên còn gây ra tình trạng mất an ninh trật tự, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ” – ông Thắng bức xúc cho biết.
Thêm một lần... đá ném ao bèo?
Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch UBND xã Hải Bối Nguyễn Hữu Toản cho biết, tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt làm nơi kinh doanh đã diễn ra trong thời gian dài. Cũng theo ông Toản, trong quá khứ, chính quyền địa phương đã nhiều lần giải tỏa vi phạm và bàn giao cho Công ty CP Đường sắt Hà Thái – đơn vị quản lý tuyến đường. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian, vi phạm lại tái diễn. “Vừa qua, UBND xã đã tiếp tục có buổi làm việc với Công ty Hà Thái để xử lý vấn đề này. Theo đó, Công ty Hà Thái cho biết, trong tháng 3, sẽ phát thông báo đến các hộ kinh doanh yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm. Và đến tháng 4, nếu các hộ kinh doanh vẫn không chịu di dời, đơn vị quản lý sẽ lên phương án cưỡng chế và đề nghị xã và huyện phối hợp thực hiện” – ông Toản cho biết.
Việc giải tỏa những công trình vi phạm là điều cần thiết để đảm bảo trật tự ATGT cũng như tính thượng tôn của pháp luật. Thế nhưng, thực tế cho thấy, đây không phải lần đầu tiên Công ty CP Đường sắt Hà Thái đề nghị chính quyền địa phương phối hợp tổ chức cưỡng chế, giải tỏa vi phạm. Trong quá khứ, đã có hàng chục những đợt cưỡng chế đã được các bên phối hợp thực hiện. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, sau mỗi lần giải tỏa vi phạm lại tiếp tục tái diễn, thậm chí còn diễn ra nghiêm trọng hơn xưa. Do đó, để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 TP Hà Nội về “Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự ATGT, trật tự đô thị, trật tự công cộng lòng đường, hè phố và các điểm trông giữ phương tiện trên địa bàn TP” đề nghị chính quyền địa phương, đặc biệt là Công ty CP Đường sắt Hà Thái khẩn trương xử lý dứt điểm vi phạm, có phương án tránh tình trạng “đá ném ao bèo”.
Báo Kinh tế & Đô thị sẽ tiếp tục phản ánh thông tin vụ việc.

Theo Nghị định 46, hành vi để phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải hoặc các vật phẩm khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang ATGT đường sắt; Dựng lều quán, nhà tạm, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt... sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 - 6 triệu đồng đối với tổ chức.

Bài, ảnh: Công Trình/kinhtedothi

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top