Được đánh giá là “tuyến đường kiểu mẫu” nhưng đường Lê Trọng Tấn mở rộng (đoạn từ Tôn Thất Tùng đến sông Lừ, quận Thanh, Hà Nội) vẫn tồn tại nhiều bất cập, từ biển hiệu quảng cáo đến chiều cao của các tòa nhà...
Nhiều ý kiến cho rằng, việc dập khuôn biển hiệu quảng cáo sẽ khó nhận diện thương hiệu.
Quy hoạch thiếu đồng bộ
Ngay khi được thông xe, tuyến đường Lê Trọng Tấn mở rộng với chiều dài khoảng 1,5km, tổng mức đầu tư gần 225 tỷ đồng, đã khoác lên mình “tấm áo mới”. Đó chính là những tấm biển quảng cáo có kích thước giống nhau, được sơn xen kẽ 2 màu xanh và đỏ trên mặt tiền các căn nhà. Chiều cao trung bình của các tấm biển này so với mặt đất khoảng 3-4m, chiều cao của bảng biển được quy định là 1,1m. Toàn bộ kinh phí lắp biển do một tập đoàn kinh tế tư nhân tài trợ.
Thế nhưng, ngay sau khi những tấm biển này được treo lên, đã có nhiều ý kiến trái chiều, trong đó việc treo biển quảng cáo theo kiểu dập khuôn, giống hệt nhau về cả màu sắc lẫn phông chữ thì không phải ai cũng tán thành.
Anh Lê Quang Đức, một kiến trúc sư ởHà Nội, cho biết: “Thật khó hiểu về “gu thẩm mỹ” của tác giả nếu cho rằng những tấm biển hiệu kia là đẹp. Việc quy định cứng nhắc như vậy sẽ làm mất hết thương hiệu của các cửa hàng, khiến người tiêu dùng khó nhận diện các cửa hàng quen thuộc”.
Đồng quan điểm với anh Đức, anh Lê Quang Thái (Cầu Diễn), người có nhiều năm kinh nghiệm về làm biển quảng cáo, chia sẻ: “Sạch sẽ thì có nhưng mỹ thuật thì không. Nhìn thì vuông vắn nhưng lại mang tính hình thức, thiếu tính cạnh tranh, thiếu sự sáng tạo và chiều sâu, biển dàn hàng ngang nhưng nhà lại không đồng bộ. Chưa kể, nhiều cửa hàng, thương hiệu lớn sẽ khó lòng chấp nhận thay đổi hình ảnh, màu sắc, nhận diện về thương hiệu của mình khi kinh doanh ở đây”.
Tiến sỹ Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP. Hà Nội, phân vân, ý tưởng này không biết dựa trên căn cứ luật pháp nào, từ đâu? Bởi như vậy có nghĩa là thành phố đã can thiệp vào việc kinh doanh của người dân. “Kinh tế thị trường khuyến khích sự sáng tạo, vì thế các cơ quan chức năng cần tạo ra một hành lang pháp lý để vừa khuyến khích vừa có sự quản lý đối với các hình thức kinh doanh. Làm sao vừa đảm bảo quyền lợi cho người dân vừa đảm bảo trật tự, sao cho sự sáng tạo đó không vi phạm các quyền riêng tư, pháp luật”, ông Nghiêm chia sẻ.
Khó nhận diện thương hiệu
Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội Tô Văn Động cho biết, tại tuyến đường Lê Trọng Tấn có 2 loại biển gồm biển hiệu và biển quảng cáo. Đối với biển hiệu, quận Thanh Xuân đã lấy ý kiến của người dân và được người dân đồng thuận.
Còn với biển quảng cáo sẽ phải xin phép Sở cấp phép lắp dựng. Sở căn cứ vào ý kiến đóng góp của dư luận, khi cấp phép sẽ hướng dẫn các đơn vị thực hiện cho phù hợp, đảm bảo đẹp cả ban ngày lẫn ban đêm.
Ông Động cũng cho rằng, việc đồng bộ hóa biển hiệu tại đường Lê Trọng Tấn đang trong quá trình thí điểm, phải thực hiện để người dân đóng góp ý kiến, trên cơ sở đó lắng nghe và điều chỉnh cho phù hợp rồi tiếp tục nhân rộng ra các tuyến phố khác.
TS.Đinh Thị Thanh Bình, Viện trưởng Viện Quy hoạch quản lý đô thị cũng bày tỏ quan điểm về vấn đề này. Theo bà, việc đồng bộ các biển hiệu quảng cáo sẽ làm mất đặc thù của doanh nghiệp. “Điều này có nghĩa là phải mặc đồng phục cho tất cả các doanh nghiệp, như thế là không hợp lý và không có trong bất cứ một quy định nào. Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Thương hiệu cũng không hề có quy định này”, TS. Bình khẳng định.
“Sự nhận biết thương hiệu rất quan trọng, nếu hình ảnh của các doanh nghiệp na ná hay lẫn vào nhau thì đó là một bất cập. Sự điển hình của một con phố hay xây dựng một tuyến phố kiểu mẫu không phụ thuộc vào việc đồng bộ các biển hiệu quảng cáo mà chúng ta phải nghĩ ra một hình thức khác”, bà Bình nói.
Tú An
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.