Festival Huế lần thứ X – năm 2018 diễn ra từ 27/4 đến 2/5
Festival Huế là lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế đầu tiên ở Việt Nam, được tổ chức định kỳ 2 năm một lần vào các năm chẵn. Năm nay, Lễ Khai mạc sẽ diễn ra lúc 20h00 ngày 27/4 tại Quảng trường Ngọ Môn.
Trải qua 9 kỳ được tổ chức, Festival Huế đã đạt được những thành quả nhất định, khẳng định vị thế và thương hiệu trong cộng đồng các Festival chuyên nghiệp trên thế giới.
Kế thừa và phát huy thành công các kỳ trước, Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế - 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5/2018, được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 25 năm quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (1993-2018); 15 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại (2003-2018).
Festival Huế 2018 quy tụ những chương trình nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn của những vùng văn hoá tiêu biểu của Việt Nam với 15 nhà hát, đoàn nghệ thuật và nhóm nghệ sĩ Việt Nam; cùng với 24 đoàn nghệ thuật đến từ 19 quốc gia trên thế giới (Châu Á 9 quốc gia, gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Sri Lanka, Mông Cổ, Israel và Việt Nam; châu Âu 7 quốc gia, gồm: Pháp, Bỉ, Nga, Slovakia, Đan Mạch, Ba Lan, Tây Ban Nha; châu Mỹ 2 quốc gia, gồm: Colombia và Mexico; châu Đại Đương có Australia và châu Phi có Maroc).
Có 1.296 nghệ sĩ (trong đó có 388 nghệ sĩ quốc tế, 398 nghệ sĩ trong nước, 510 diễn viên không chuyên trong tỉnh Thừa Thiên - Huế) tham gia biểu diễn 38 chương trình nghệ thuật với nhiều loại hình phong phú, đa sắc màu ở các sân khấu trung tâm thành phố và các huyện thị trong tỉnh.
Một trong những điểm nhấn tạo nên sự khác biệt của Festival Huế đối với các Festival nghệ thuật khác là thông qua các kỳ Festival, Việt Nam nói chung và Thừa Thiên - Huế nói riêng đã giới thiệu với quốc tế về những tài nguyên di sản, về những bản sắc vùng miền của mình một cách sống động nhất.
Quần thể Di tích kiến trúc Cung đình Huế cùng với các Di sản Thế giới Huế là hạt nhân gắn kết với nhiều nội dung trong các hoạt động Festival.
Đặc biệt, tham gia Festival Huế 2018 cũng là cơ hội được tìm hiểu, thăm thú và trải nghiệm những giá trị độc đáo của 5 Di sản đã được UNESCO công nhận: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc Cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2010), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế (2016). Huế còn cùng với 9 tỉnh, thành phố miền Trung đồng chủ sở hữu 1 di sản phi vật thể vừa mới được UNESCO công nhận vào tháng 12/2017 là nghệ thuật Bài Chòi.
Bên cạnh các chương trình chính, còn có các sự kiện, chương trình hưởng ứng Festival, các chương trình xã hội hóa, các hoạt động văn hóa cộng đồng.
Festival Huế 2018 hứa hẹn một mùa lễ hội ở Cố đô Huế với nhiều nét mới, đặc sắc, ấn tượng và hấp dẫn đối với du khách gần xa.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.