Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 1 tháng 12 năm 2018 | 11:7

Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018: Âm vang giữa đại ngàn

Tối 30/11, tại Quảng trường Đại đoàn kết Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai đã khai mạc lễ hội Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018.

 
Lễ khai mạc Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018 chính thức bắt đầu với nhiều chương trình nghệ thuật. Từ trình tấu cồng chiêng, các màn ca vũ thể hiện đậm nét “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”; giới thiệu về sự đổi mới, hội nhập và phát triển của vùng đất Tây Nguyên thông qua việc giao lưu hợp tác văn hóa cồng chiêng… với hàng nghìn người tham dự đã mang đến một không khí lễ hội tưng bừng nơi phố núi.
 
8.jpg

Chương trình nghệ thuật gồm 3 chương: Huyền thoại đất và người Gia Lai; cồng chiêng và lễ hội dân gian Tây Nguyên; cồng chiêng Tây Nguyên nhịp nối những trái tim với 11 cảnh diễn tiếp nối nhau.

 

1.jpg
2.JPG
  
Đây là lễ hội Festival Văn hóa Cồng chiêng lần thứ 2 được tổ chức tại Tây Nguyên. Các hoạt động bên lề đặc sắc như phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống sẽ diễn ra tại công viên Diên Hồng, công viên văn hóa Đồng Xanh và sân nhà rông làng Plei Ốp, trình diễn nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai; triển lãm và trình diễn nhạc cụ các dân tộc Việt Nam; công bố tour du lịch cộng đồng; tổ chức khảo sát du lịch và tọa đàm “Liên kết phát triển tour du lịch Gia Lai với các địa phương”; cà phê đường phố; ẩm thực Tây nguyên và ẩm thực 3 miền…
 
Nằm trong chương trình Festival Văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên còn diễn ra lễ hội đường phố vô cùng đặc sắc.
 
Tại lễ hội đường phố, mỗi đoàn nghệ thuật đến tham dự đã mang những tinh hoa văn hóa đặc sắc, thể hiện rõ nét về đời sống sinh hoạt của dân tộc mình. Các đoàn vừa diễu hành, trình diễn nhạc cụ và đi cà kheo, diễn tấu cồng chiêng khiến các du khách và người dân không thể rời mắt.
 
Theo đó, lễ hội đường phố có đến hơn 26 đoàn nghệ nhân thuộc tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng và 17 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai. Các đoàn nghệ thuận đã mặc trang phục truyền thống và nhạc cụ của dân tộc mình, vừa nhảy điệu múa xoang trên đường.
3.JPG
 
4.JPG 
5.JPG
6.JPG
  
Bắt đầu từ nhà Thiếu nhi Tỉnh đoàn diễu hành qua nhiều tuyến đường chính như: Hoàng Văn Thụ, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Quang Trung…
 
Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 30/11 đến 2/12/2018.
 
Đây sẽ là cơ hội cho ngành du lịch các tỉnh Tây Nguyên phát triển, có dịp hội tụ và thăng hoa, còn du khách có cơ hội đắm mình trong không gian văn hóa cồng chiêng - di sản phi vật thể của nhân loại./.
 
 
 
 
 
 
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top