Với diễn biến bất thường của thời tiết, nền nhiệt giảm sâu, bà con nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống rét, giữ ấm vật nuôi.
Nhằm phòng chống đói rét cho gia súc, gia cầm trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, ngành nông nghiệp các huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã tích cực triển khai các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn người dân về kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ vật nuôi khỏi đói rét; vận động người dân may áo bằng bạt, chăn, áo quần cũ để mặc cho trâu bò.
Tại huyện Nam Đàn, ngay khi có thông tin về thời tiết cực đoan, rét đậm, rét hại, huyện đã có công văn gửi các xã, thị về việc triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi. Hiện, qua kiểm tra, chính quyền các địa phương cũng như các tổ chức đoàn thể đã tuyên truyền đến tận các hộ dân; các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc các biện pháp đề ra.
Trước diễn biến phức tạp về thời tiết rét đậm, nhiệt độ thấp nhất xuống 10-12 độ C, vùng núi cao có nơi giảm xuống 7 độ C. Bởi vậy, bà con nông dân các huyện miền núi đã chủ động các biện pháp giữ ấm cho đàn gia súc.
Ông Nguyễn Văn Tuấn (trú tại huyện Diễn Châu, Nghệ An), cho biết: "Như các năm khác, ra Tết là thiết tiết nóng ấm, nhưng năm nay thời tiết biến động bất thường. Để giữ ấm cho đàn trâu, bò, gia đình tôi đã che chắn chuồng trại bằng rèm, bạt…”.
Hiện nay, toàn tỉnh Nghệ An tổng đàn trâu, bò có trên 7.000 con, gia cầm có khoảng 30.000 con. Để đảm bảo an toàn và giữ ấm cho đàn gia súc, gia cầm và vật nuôi, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống rét kịp thời.
Một số hình ảnh bà con nông dân Nghệ An giữ ấm cho vật nuôi:
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.