Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 17 tháng 11 năm 2021 | 14:53

Hà Giang sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra khai thác khoáng sản trái phép

Thời gian qua, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của các cấp, ngành của Hà Giang được tăng cường nhưng biện pháp xử lý chưa đủ mạnh để chấm dứt tình trạng khai thác cát, sỏi trái quy định.

images1497472_siet_chat.jpg
Mỏ cát, sỏi lòng sông Lô tại xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) của Công ty TNHH Khoáng sản Hồng Hà được UBND tỉnh cấp phép khai thác với quy mô 2,63 ha.
Hà Giang có 3 sông lớn chảy qua là sông Lô, sông Gâm và sông Chảy, cung cấp nguồn tài nguyên cát, sỏi tương đối dồi dào. Tại đây, sông Lô là sông lớn nhất chảy qua địa bàn tỉnh này, với chiều dài hơn 97km, có nhiều thác ghềnh, dòng sông uốn khúc, xuất hiện các bãi bồi cát, sỏi để khai thác làm vật liệu xây dựng (VLXD).
 
Để quản lý và khai thác hiệu quả KS cát, sỏi lòng sông, HĐND tỉnh Hà Giang đã thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng KS làm VLXD thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tại Quyết định số 26, ngày 4/1/2018 của UBND tỉnh Hà Giang, tổng có 171 điểm mỏ cát, sỏi được quy hoạch với tổng diện tích lên đến 436,22 ha, trữ lượng dự kiến gần 11,6 triệu m3.
 
Trong đó, điểm mỏ tập trung nhiều nhất ở huyện Vị Xuyên (39 điểm), Bắc Quang (38 điểm), tiếp đến là Xín Mần, Hoàng Su Phì (25 điểm mỏ/huyện), thành phố Hà Giang, huyện Quang Bình (18 điểm mỏ/huyện), Bắc Mê (7 điểm) và Mèo Vạc 1 điểm mỏ.
 
Theo dự kiến điều chỉnh (trong Phương án phát triển VLXD tỉnh Hà Giang), tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, toàn tỉnh có 104 điểm mỏ cát, sỏi với tổng diện tích gần 560 ha, trong đó hơn 90 ha đã được cấp phép.
 
Từ tháng 7/2011 đến tháng 9/2021, UBND tỉnh đã cấp 35 Giấy phép khai thác cát, sỏi cho các tổ chức, cá nhân; hiện có 27 giấy phép còn hiệu lực, gồm: Vị Xuyên (12 giấy phép), Bắc Quang (7), Quang Bình (3), thành phố Hà Giang (2), Xín Mần (2), Hoàng Su Phì (1). UBND tỉnh cũng ban hành Quy chế phối hợp và trách nhiệm quản lý hoạt động KS; phê duyệt khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động KS; ban hành phương án bảo vệ KS chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.
 
Do vậy, nhiều khu vực cát, sỏi được quản lý chặt chẽ, khai thác có tổ chức và dần đi vào nền nếp; tạo việc làm cho lao động địa phương, đáp ứng nhu cầu vật liệu để xây dựng cơ sở hạ tầng và đóng góp vào nguồn thu ngân sách của tỉnh Hà Giang.
 
Theo đánh giá của UBND tỉnh Hà Giang, thời gian qua, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của các cấp, ngành được tăng cường nhưng biện pháp xử lý chưa đủ mạnh để chấm dứt tình trạng khai thác cát, sỏi trái quy định. Việc kiểm tra, xử lý của chính quyền địa phương cấp cơ sở còn bị động, chưa quyết liệt, chưa huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc; công tác phối hợp trong quản lý KS giữa các địa phương giáp ranh địa giới hành chính thiếu chặt chẽ và đồng bộ.
 
Hệ lụy là tình trạng khai thác cát, sỏi lòng sông trái quy định thường xuyên tiềm ẩn và diễn ra ở một số địa phương, nhất là trên dòng sông Lô. Bất cập trên gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường, sạt lở bờ, bãi ven sông, làm mất đất sản xuất, gây nguy cơ mất an toàn một số công trình hạ tầng kỹ thuật, thất thoát tài nguyên, thất thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, thậm chí mất an, ninh trật tự trong khu vực.
 
Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, năm 2021, nhu cầu vật liệu cát xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Giang là hơn 700 nghìn m3, đến năm 2025 là 930 nghìn m3 và đạt mốc 1,33 triệu m3 vào năm 2030. Như vậy, nhu cầu vật liệu cát, sỏi cho xây dựng Nông thôn mới và cơ sở hạ tầng ngày càng tăng trong khi tài nguyên cát, sỏi lòng sông không phải là vô tận.
 
Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc tăng cường quản lý nhà nước và bảo vệ tài nguyên KS cát, sỏi lòng sông chưa khai thác. Mới đây, UBND tỉnh Hà Giang tiếp tục ban hành Phương án bảo vệ cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Điều này nhằm siết chặt công tác quản lý nhà nước về hoạt động KS cát, sỏi lòng sông; đảm bảo việc kinh doanh, tập kết và vận chuyển cát, sỏi lòng sông chấp hành đúng quy định của pháp luật; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm pháp luật trong hoạt động KS nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự; sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên.
 
UBND tỉnh cũng quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp trong công tác quản lý, bảo vệ KS chưa khai thác. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND tỉnh về quản lý cát, sỏi lòng sông trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý nghiêm minh trách nhiệm người đứng đầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị theo quy định của pháp luật về KS và pháp luật về công chức hiện hành nếu để xảy ra hoạt động khai thác KS trái phép diễn ra trong thời gian dài mà không giải quyết dứt điểm.
 
 
Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top