Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 27 tháng 7 năm 2021 | 15:30

Hà Nam phấn đấu hết năm 2021 có ít nhất 11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu

Tiếp tục huy động nguồn lực, lồng ghép các chương trình mục tiêu phục vụ đẩy mạnh Chương trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến hết năm 2021, Hà Nam có ít nhất 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.

Tại kỳ họp thứ ba, HĐND tỉnh Hà Nam khóa XIX diễn ra trong 2 ngày (26-27/7), các đại biểu đã thảo luận, thống nhất thông qua các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2021 với quyết tâm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.
 
Cụ thể, tỉnh Hà Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2021 có tổng sản phẩm trong tỉnh tăng khoảng 9,3% so với năm 2020, bằng 103% kế hoạch đề ra; thu nhập bình quân đầu người cả năm đạt 78.8 triệu đồng, tăng 13,1% so với năm 2020, bằng 102,4% kế hoạch năm; thu ngân sách nhà nước đạt 12.000  tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,71%, giảm 0,13% so với năm 2020; tỷ lệ hộ dân thành thị được dùng nước sạch đạt 96,5%…
Các đại biểu thông qua các nghị quyết của HĐND tỉnh Hà Nam.

 

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tỉnh Hà Nam tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm như: Tăng cường quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, hạn chế nợ đọng ngân sách; nắm chắc tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư; tập trung thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng; rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch khu, cụm công nghiệp và tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp; đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, gắn kết hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng để phát triển du lịch. Tỉnh huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, thương mại đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, vận chuyển hàng hóa; triển khai rà soát, điều chỉnh, bổ sung toàn bộ khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường, quy hoạch, trật tự đô thị…
Ông Lê Hoàng Thuyên, Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Hà Nam trả lời chất vấn của cử tri.

 

Về lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh tập trung thu hoạch lúa đông xuân, hoàn thành gieo cấy lúa mùa đúng thời vụ, làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, giảm thiểu nguy cơ tái phát dịch bệnh; tiếp tục huy động nguồn lực, lồng ghép các chương trình mục tiêu phục vụ đẩy mạnh Chương trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến hết năm 2021 toàn tỉnh có ít nhất 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.
 
Tại kỳ họp, các đại biểu cũng thảo luận và nhất trí thông qua các Nghị quyết quan trọng khác như: Nghị quyết về Chương trình hoạt động của HĐND tỉnh 6 tháng cuối năm 2021; Nghị quyết Chương trình giám sát của HĐND tỉnh 6 tháng cuối năm 2021; Nghị quyết về Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh Hà Nam khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 2026; Nghị quyết về Danh mục các dự án thu hồi đất, dự án chuyển mục đích sử dụng dưới 10 ha đất trồng lúa...
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam Lê Thị Thủy phát biểu bế mạc kỳ họp
 
 
Phát biểu bế mạc kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam Lê Thị Thủy nhấn mạnh, các Nghị quyết kỳ họp thông qua đều là những nghị quyết quan trọng, liên quan trực tiếp đến sự phát triển của tỉnh, hoạt động của HĐND và các Ban của HĐND. Do vậy, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam đề nghị UBND tỉnh sớm cụ thể hóa và nghiêm túc tổ chức thực hiện để sau khi được ban hành, các nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống. Các Ban của HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục phát huy vai trò giám sát, vận động các tầng lớp nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi các nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua, đáp ứng yêu cầu, sự mong đợi của cử tri, nhân dân trong tỉnh.
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

  • Chào năm mới 2024! Dấu ấn vị thế mới hướng đến thịnh vượng

    Chào năm mới 2024! Dấu ấn vị thế mới hướng đến thịnh vượng

    1. Năm 2023 đã qua đi trong niềm vui và sự tự tin.

Top