Hà Nam: Sẵn sàng cho bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp
Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng bầu cử Quốc gia làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Nam về công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Sáng ngày 20/4, Đoàn giám sát, kiểm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử Quốc gia do đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên TW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng bầu cử Quốc gia làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Nam về công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Đoàn công tác làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Nam
Theo báo cáo của Ủy ban bầu cử (UBBC) tỉnh Hà Nam, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời, toàn diện cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Hà Nam đã nghiêm túc quán triệt, triển khai đầy đủ và kịp thời các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn và các văn bản của Trung ương về công tác bầu cử; kịp thời thành lập UBBC các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tiểu ban giúp việc UBBC tỉnh; ấn định đơn vị bầu cử và thành lập các ban bầu cử; chia khu vực bỏ phiếu và thành lập tổ bầu cử để thực hiện công tác bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp...
Theo cơ cấu phân bổ, nhiệm kỳ 2021 – 2026 số ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Nam được bầu là 6 đại biểu; đại biểu ứng cử HĐND tỉnh được bầu là 50 đại biểu; đại biểu HĐND cấp huyện là 201 và đại biểu HĐND cấp xã được bầu là 2.708 đại biểu. Toàn tỉnh đã thành lập 2 ban bầu cử ĐBQH, 12 ban bầu cử đại biểu HĐND tỉnh, 43 ban bầu cử HĐND cấp huyện, 696 ban bầu cử HĐND cấp xã.
Đến ngày 29/3/2021, tất cả 109 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã dự kiến xong khu vực bỏ phiếu, thành lập 778 tổ bầu cử. Trong số đó có 655 điểm bỏ phiếu ở nhà văn hóa thôn xóm, 32 điểm ở trường học, 58 điểm ở đình làng, 3 địa điểm ở Trạm Y tế, 20 điểm ở cơ quan, 10 điểm tại nhà dân.
Đồng chí Trương Quốc Huy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban bầu cử tỉnh Hà Nam
báo cáo công tác chuẩn bị bầu cử tại buổi làm việc.
Sau Hội nghị hiệp thương lần thứ 3, Ban Thường trực UBMTTQ các cấp đã lựa chọn được danh sách chính thức những người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đối với hiệp thương người ứng cử ĐBQH khóa XV, Ủy ban MTTQ tỉnh đã lập danh sách 8 người đủ tiêu chuẩn ứng cử (trong đó cơ cấu kết hợp: nữ 50%, trẻ tuổi 50%, ngoài đảng 25%, tái cử 1 đại biểu tại tỉnh, 1 đại biểu Trung ương giới thiệu = 33,3%).
Về hiệp thương người ứng cử đại biểu HĐND các cấp: lập danh sách 84 người đủ tiêu chuẩn, ứng cử đại biểu HĐND tỉnh; 329 người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện, 4.523 người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu HĐND cấp xã. Tính đến ngày 13/4/2021, tất cả 109 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã lập xong danh sách cử tri theo từng khu vực bỏ phiếu và niêm yết danh sách cử tri tại trụ sở UBND cấp xã và nơi công cộng, khu vực bỏ phiếu theo đúng quy định. Tổng số cử tri trong toàn tỉnh 651.093 cử tri.
Để đảm bảo tổ chức thành công cuộc bầu cử, Hà Nam đã quan tâm làm tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, đảng viên về công tác bầu cử và về những người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền trực quan; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và công tác phòng chống dịch bệnh cho cuộc bầu cử.
Tại buổi làm việc, các thành viên trong đoàn công tác đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác chuẩn bị bầu cử của tỉnh Hà Nam. Đồng thời, đề nghị làm rõ thêm một số vấn đề trong công tác chuẩn bị bầu cử như: công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban MTTQ tỉnh và MTTQ các cấp về tham gia chuẩn bị bầu cử; quán triệt, tập huấn của đội ngũ cán bộ mặt trận, tập huấn nghiệp vụ cho các thành viên tổ bầu cử; các phương án dự phòng trong điều kiện xảy ra dịch Covid-19 xảy ra; Việc chia điểm bỏ phiếu không nằm trong địa bàn dân cư, hạn chế mức thấp nhất lập điểm bỏ phiếu ở nhà dân; hình thức tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú lấy ý kiến và tín nhiệm đối với người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp; công tác tư tưởng cho các những người ứng cử không tham gia ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp sau hội nghị hiệp thương lần 3; Cách thức rà soát số cử tri không đủ đủ điều kiện thực hiện quyền bầu cử; Hình thức thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền trực quan và các hoạt động văn hóa chào mừng ngày bầu cử, việc ứng dụng CNTT phục vụ công tác tuyên truyền bầu cử; công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại tố các của công dân; công tác đảm bảo an ninh trật tự tại một số điểm nóng về an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn…
Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng bầu cử Quốc gia
yêu cầu Hà Nam tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện cho công tác bầu cử.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng bầu cử Quốc gia khẳng định công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 của Hà Nam đã được triển khai nghiêm túc thực hiện đồng bộ, toàn diện, chu đáo, đúng kế hoạch đúng quy định của Hội đồng bầu cử Quốc gia.
Về một số nhiệm vụ chuẩn bị công tác bầu cử thời gian tới, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu, Hà Nam cần tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, đồng bộ công tác bầu cử trên tất cả các mặt: làm tốt rà soát, lập danh sách chính thức những người ứng cử theo đúng quy định; tổ chức tập huấn cho các tổ bầu cử sớm để đề phòng dịch bệnh Covid – 19, đảm bảo quyền bầu cử của người già, người tàn tật; tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên tuyền sâu rộng, bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả, gắn tuyên truyền bầu cử với tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH và phòng chống Covid - 19; phát huy vai trò của mặt trận, cấp ủy, người có uy tín trong khu dân cư để thực hiện quyền, nghĩa vụ của cử tri, đảm bảo cuộc bầu cử là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của cả hệ thống chính trị, ngày hội của toàn dân; chú trọng giải quyết khiếu nại, tố cáo, ý kiến, kiến nghị của công dân, cử tri liên quan đến bầu cử; quan tâm những nơi có nguy cơ trở thành điểm nóng về an ninh trật tự và chủ động ứng phó với tình huống phát sinh.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng lưu ý, khi danh sách chính thức của người ứng cử được công bố, số lượng Hội nghị tiếp xúc cử tri sẽ tăng lên so với nhiệm kỳ trước, vì vậy các cơ quan, tổ chức cần có kế hoạch tổ chức sớm các Hội nghị này, đảm bảo công tác tiếp xúc cử tri được rộng rãi, tạo không khí dân chủ, cởi mở, công bằng; làm tốt công tác đảm bảo ANTT, chuẩn bị phương tiện cơ sở vật chất phục vụ kịp thời cho cuộc bầu cử. Hội đồng bầu cử Quốc gia sẽ tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn để Hà Nam thực hiện cuộc bầu cử an toàn, thành công, đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, Đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị bầu cử tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng và xã Tiên Tân, thành phố Phủ Lý.
Chiều 7/10, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, cơ quan này đã ra thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25, xem xét thi hành kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong các ngày 28 và 29/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 46. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.