Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2017 | 5:42

Hà Nam ban hành nhiều giải pháp cứu người chăn nuôi

Tìm nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương, đề xuất ngân hàng giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, đề nghị các công ty giảm giá thức ăn chăn nuôi là những giải pháp của tỉnh Hà Nam khi lợn rớt giá thê thảm.

Người chăn nuôi nên chủ động tìm nguồn thức ăn tại chỗ để giảm chi phí.

Chủ động tìm nguồn thức ăn tại chỗ…

Xã Ngọc Lũ (Bình Lục) được mệnh danh là “thủ phủ” nuôi lợn lớn nhất miền Bắc. Với giá lợn hơi giảm mạnh như hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi đã bị thua lỗ khoảng 1-2 triệu đồng/con, tùy theo phương thức chăn nuôi. Nếu không chủ động được con giống, họ sẽ lỗ từ 2,5 - 3 triệu đồng/con.

Nhiều người dân đang dốc toàn bộ vốn liếng để cầm cự, thậm chí có người còn đi cầm cả sổ đỏ để có tiền mua thức ăn cho lợn, chờ ngày giá lợn khởi sắc.

Gia đình ông Trần Văn Sơn xã Ngọc Lũ, có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi lợn. Không giống với các hộ  khác, gia đình ông Sơn là một trong số hộ hiếm hoi đến thời điểm này vẫn cầm cự được hơn 300 con lợn trong chuồng. Theo ông đây là thời điểm khó khăn nhất đối với các hộ chăn nuôi nên hơn lúc nào hết, người chăn nuôi cần hết sức bình tĩnh, tính toán căn cơ để có thể cứu vãn được đàn lợn và kinh tế cho gia đình.

Từ hơn một tháng nay, khi giá lợn hơi liên tục giảm, ông Sơn đã tính đến phương án phải chủ động nguồn thức ăn cho đàn lợn. “Người dân không nên vội vàng bán gấp mà hãy tính toán và tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có ở tại địa phương như rau bèo, rau khoai, cá vụn, cám gạo, cám ngô... và nghiên cứu cách pha trộn, bào chế để bảo đảm nguồn thức ăn đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh cho đàn lợn, giảm đáng kể giá thành và tránh phụ thuộc vào nguồn cám như hiện nay”, ông Sơn chia sẻ.

Chính quyền, ngân hàng vào cuộc

Theo ông Đặng Thanh Bình, Phó chủ tịch huyện Bình Lục, để chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi, UBND huyện chỉ đạo các xã động viên bà con nên bình tĩnh tìm hướng khắc phục. Đồng thời chỉ đạo ngành nông nghiệp hướng dẫn bà con tận dụng nguồn thức ăn phối trộn để chủ động nguồn thức ăn, giảm chi phí giá thành để cầm cự đàn lợn, tránh bán đổ, bán tháo và không được tăng đàn trong thời gian tới.

Huyện cũng đề xuất với các công ty cám giảm giá thành thức ăn chăn nuôi, cụ thể là Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi Tân Việt giảm 5% giá cám cho bà con, tiếp tục thực hiện liên kết bốn nhà trong cung ứng thức ăn chăn nuôi.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Nam, hiện toàn tỉnh có trên 281.000 hộ chăn nuôi lợn với hơn 507.000 con, đa số đều sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp nên việc duy trì vốn để mua cám cho đàn lợn của các hộ dân là rất khó khăn. 

Ngành nông nghiệp khuyến cáo người chăn nuôi cần bình tĩnh, tìm giải pháp về nguồn thức ăn để duy trì đàn lợn. Tránh tình trạng người nuôi bỏ dài không cho lợn ăn gây dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; khuyến khích, kích cầu người tiêu dùng tiêu thụ lợn ngay trong nội địa.

Ông Vũ Dương Quỳnh, Phó giám đốc Agribank chi nhánh Hà Nam cho biết, ngân hàng đã chỉ đạo các phòng giao dịch trên địa bàn giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, thu nợ trước thu lãi sau, nếu người chăn nuôi còn nhu cầu vay vốn thì tiếp tục cho vay…

UBND tỉnh Hà Nam cũng chỉ đạo các cấp, ngành tập trung tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ nuôi lợn; đồng thời làm việc với các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi về vấn đề giảm giá thức ăn chăn nuôi; khuyến cáo người chăn nuôi cần bình tĩnh, tìm giải pháp về nguồn thức ăn để duy trì đàn. Ngoài ra, các hộ nên giảm đầu lợn nái để hạn chế giống; khuyến khích, kích cầu người tiêu dùng tiêu thụ lợn ngay  tại địa phương.

Trung Hiếu

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top