KTNT- Sáng 18/5, tại Hội trường UBND tỉnh Hà Nam, các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên và Thái Bình tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện quy chế phối hợp quản lý hành chính và hoạt động khai thác khoáng sản trên các tuyến sông giáp ranh giữa 3 tỉnh.
Đại diện 3 tỉnh tại hội nghị
Theo báo cáo tại hội nghị, qua 3 năm thực hiện quy chế phối hợp, UBND các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên và Thái Bình đã có nhiều văn bản chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai các giải pháp quản lý hành chính và hoạt động khai thác khoáng sản trên các tuyến sông giáp ranh giữa các địa phương. Nhờ đó, tình hình trật tự an toàn giao thông đường thủy cơ bản ổn định; tình trạng vi phạm pháp luật giao thông đường thủy và hoạt động khai thác cát trái phép giảm đáng kể; nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường thủy được nâng cao, góp phần đưa hoạt động khai thác khoáng sản và giao thông đường thủy trên tuyến đi vào nề nếp hơn; việc tranh chấp đất đai khu vực giáp ranh giữa các tỉnh hầu như không xảy ra, an ninh trật tự, an toàn giao thông đường thủy trong khu vực cơ bản được đảm bảo, ổn định.
Việc khai thác khoảng sản trái phép tại xã Nhân Thịnh khiến khu đất bãi của người dân bị sạt lở nghiêm trọng
Các sở, ngành thường xuyên phối hợp để tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, bắt giữ, xử lý nghiêm các phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường thủy, khai thác cát trái phép… Trong 3 năm thực hiện quy chế phối hợp, các cơ quan chức năng của 3 tỉnh đã tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản 5 trường hợp từ 2 tháng đến 12 tháng; tịch thu 5 đầu máy hút cát, xử lý vi phạm hành chính 1.437 tổ chức, cá nhân, phạt tiền hơn 4,65 tỷ đồng. Trong đó, Hà Nam đã lập biên bản xử lý gần 1.050 trường hợp vi phạm, Hưng Yên lập biên bản xử lý gần 389 trường hợp, Thái Bình lập biên bản xử lý 7 trường hợp vi phạm.
Vụ khái thác khoáng sản trái phép bị lực lượng chức năng tỉnh Hà Nam bắt giữ
Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu lên một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế như: công tác phối hợp giữa các ngành, các lực lượng của các tỉnh trong việc ngăn chặn, xử lý các đối tượng khai thác cát trái phép có lúc còn chưa chặt chẽ; một số khu vực và địa phương còn xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép; công tác kiểm tra giám sát hoạt động nạo vét đối với đơn vị thực hiện còn chưa chặt chẽ nên có những vị trí chưa đúng theo tiêu chuẩn thiết kế, lợi dụng dự án nạo vét để khai thác cát; doanh nghiệp được được cấp phép khai thác không đúng vị trí, vượt công suất cho phép.
Các đại biểu cũng tham luận làm sáng tỏ các vấn đề trong công tác phối hợp quản lý hành chính và hoạt động khai thác khoáng sản vùng giáp ranh, thống nhất đánh giá cụ thể các nội dung đã làm được và chưa làm được, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và thống nhất các giải pháp, nhiệm vụ phối hợp thực hiện trong những năm tiếp theo.
Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác quản lý hành chính và hoạt động khai thác khoáng sản trên các tuyến sông giáp ranh, trong năm 2017, các địa phương tập trung xác định xong địa giới hành chính các tỉnh ở khu vực giáp ranh; phối hợp thả phao, cắm mốc địa giới hành chính ở các khu vực có vị trí nhạy cảm thường xuyên xảy ra hoạt động khai thác cát trái phép; yêu cầu các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khoáng sản thả phao, cắm mốc các điểm khép góc mổ được cấp phép để nhân dân và các cơ quan quản lý kiểm tra, giám sát; tăng cường kiểm tra hệ thống đê, dọc kề các tuyến sông nhằm phát hiện, xử lý kịp thời những sự cố sạt lở…
Cùng với đó, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động khai thác cát, nạo vét tuyến luồng đường thủy và giao thông đường thủy trên các tuyến sông khu vực giáp ranh giữa các tỉnh; tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ các phương tiện khai thác, mua bán, vận chuyển, tiêu thụ cát không có nguồn gốc hợp pháp; tổ chức điều tra và xử lý các sai phạm của tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy và hoạt động khoáng sản./.
Trung Hiếu
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.