Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 7 năm 2021 | 16:7

Hà Nội có thêm 10 ca bệnh mới mắc Covid-19

Báo cáo tại cuộc họp sáng nay (6/7), Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong ngày 5/7, Hà Nội ghi nhận các ca bệnh ổ dịch với 10 ca mắc mới, trong đó ở Đông Anh (4 ca), Mỹ Đức (5 ca) và Hoàng Mai (1 ca).

Sáng 6/7, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 Hà Nội đã chủ trì phiên họp trực tuyến với các sở ngành, quận, huyện, phường xã để tiếp tục triển khai các biện pháp nhanh chóng khoanh vùng dập dịch.
 
206205050_4257172290972176_7077541151468090964_n.jpg
Phó Chủ tịch TP Hà Nội Chử Xuân Dũng chủ trì phiên họp
Báo cáo tại hội nghị Sở Y tế cho biết, trong số 10 ca bệnh mới, ca bệnh làm lây lan Covid-19 ở Đông Anh không thực hiện quy định về khai báo y tế từ ca bệnh đầu tiên, ở Đông Anh đã rà soát được 61 trường hợp F1: 3 dương tính, 46 âm tính lần 1, 12 trường hợp đang được lấy mẫu. Số người liên quan trong khu vực ổ dịch là 1.804 trường hợp đã được lấy mẫu, 1.789 mẫu âm tính lần 1.
 
Ở Mỹ Đức đã truy vết được 81 trường hợp F1 và đang xét nghiệm. Số người liên quan là 28 và đã lấy mẫu được 16 trường hợp.
 
Đáng chú ý, ca bệnh ở Hoàng Mai là F1 tiếp xúc với 4 bệnh nhân dương tính ở Thanh Hóa (lái xe taxi chở 4 bệnh nhân Thanh Hóa dương tính trên chuyến bay VN286 ngày 3-7 từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội). Trường hợp này được phát hiện qua công tác giám sát chủ động.
 
Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Văn Chung nhận định: “Tình hình dịch bệnh ở Hà Nội đang được kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ vẫn mắc ngoài cộng đồng ở mức cao vì Hà Nội đã ghi nhận thêm 2 ổ dịch mới. Ổ dịch ở Đông Anh có nguy cơ cao do những ca mắc mới làm việc ở khu công nghiệp, tiếp xúc nhiều người; thành phố đã ghi nhận ca mắc do tiếp xúc với ca bệnh ở địa phương khác…”.
 
Ông Chung nêu một loạt những nhiệm vụ trọng tâm và nhấn mạnh trước mắt tập trung khoanh vùng xử lý dịch, thần tốc truy vết, cách ly các trường hợp liên quan tới các ca mắc mới ở Đông Anh, Mỹ Đức, Hoàng Mai.
 
Tiếp tục tổ chức lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc ở các khu vực, cơ sở có nguy cơ, xét nghiệm sàng lọc cho người về từ các tỉnh, thành phố có dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như TP Hồ Chí Minh; đối tượng là lái xe đường dài Bắc Trung Nam.
 
Hai đơn vị có ổ dịch mới là Mỹ Đức và Đông Anh đã báo nhanh về công tác khoanh vùng dập dịch. Trong đó, đáng chú ý, huyện Đông anh cho biết, ca bệnh đầu tiên là H.V.H (Mai Châu, Đại Mạch, Đông Anh) có vi phạm về quy định khai báo y tế. Trường hợp tày có tiếp xúc với ca bệnh dương tính ở Bắc Giang trong ngày 26 và 27-6 nhưng không khai báo. Từ ngày 28 đến ngày 3-7 vẫn đi làm. Ngày 1-7 có ho sốt, y tế cơ quan có yêu cầu trường hợp này về nghỉ và khai báo ở trạm y tế xã nhưng người này không thực hiện. Trường hợp này dấu việc đi, đến, ở vùng có nguy cơ cao khiến công tác phòng dịch gặp khó khăn. Từ ca bệnh này đã lây sang 3 trường hợp F1 trong đó có 1 công nhân làm ảnh hướng tới đống sống 2000 công nhân…
205281516_10214882975826518_1054600953431724616_n.jpg
Trước đó, Phó Chủ tịch TP Chử Xuân Dũng cũng đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch tại quận Long Biên 

 

Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị Mỹ Đức khẩn trương chuyển các trường hợp F1 đi cách ly tập trung; F2 cách ly tại nhà và phải có phân công tổ dân phố giám sát chặt. Việc tổ chức thi, phải rà soát đảm bảo an toàn các điểm thi : “Từ điều tra dịch tễ, kết quả xét nghiệm phải có phương án cụ thể. Thành phố giao Sở Y tế, Sở GD&ĐT phối hợp kiểm tra thực địa điểm thi ở Mỹ Đức để đảm bảo an toàn tuyệt đối các điểm thi.
 
Đông Anh tiếp tục truy vết khẩn trương, không bỏ sót, phân loại các đối tượng có nguy cơ. Đông Anh đã có phương án không để công nhân ăn nghỉ tại chỗ, thì cần có cách làm cụ thể đảm bảo đời sống cho công nhân cũng như không để lây chéo. 

Kết luận cuộc họp, ông Chử Xuân Dũng  yêu cầu chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng nhanh chóng khoanh vùng dập dịch, kiểm tra xử lý nghiêm vi phạm phòng chống dịch khi thành phố đã nới lỏng một số loại hình kinh doanh và đặc biệt là đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu rõ, người dân còn chủ quan, lơ là, có nơi còn coi thường các quy định phòng chống dịch; không đảm bảo giãn cách, thực hiện thời điểm đóng cửa nhà hàng không thực hiện nghiêm túc. Sau 21 giờ vẫn có nhà hàng bán hàng, trà đá vỉa hè vẫn hoạt động. Công tác kiểm tra xử lý ở một số địa bàn chưa quyết liệt, chủ động, chưa có giải pháp chấn chỉnh. Yêu cầu Sở Công Thương và các địa phương phải rà soát, chấn chỉnh ngay các biện pháp phòng dịch ở các trung tâm thương mại khi người rất đông, không thực hiện khai báo y tế.

Ông Chử Xuân Dũng phân tích cứ sau 7-10 ngày nỗ lực không có ca mới, Hà Nội lại phát sinh ca mắc mới. Các kết quả phòng dịch mới là bước đầu, thành phố cũng nới lỏng các biện pháp phòng dịch với mong muốn đời sống người dân tốt hơn. Người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, chỉ ra khỏi nhà khi có việc thực sự cần thiết và phải khai báo y tế đầy đủ khi đi về từ vùng có nguy cơ.  Chủ tịch UBND các quận huyện, thị xã, Ban chỉ đạo của các địa phương phải tập trung cao nhất; phải trực tiếp đi kiểm tra công tác phòng dịch, hoạt động của các tổ Covid cộng đồng trong việc giám sát di biến động người dân bởi đây là thời điểm rất quan trọng khi diễn biến dịch bệnh khó lường.

 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top