Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 12 tháng 4 năm 2021 | 18:52

Hà Nội: Đảm bảo an toàn tuyệt đối tiêm vaccine Covid-19 đợt 2

Chiều 12-4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP đã chủ trì phiên họp trực tuyến thường kỳ với các quận, huyện, phường, xã để tiếp tục triển khai các biện pháp không để Covid-19 lây lan.

Theo báo cáo của Sở Y tế, đến nay Hà Nội đã 56 ngày không ghi nhận ca mắc mới ngoài cộng đồng. Từ ngày 5 đến 12/4, thành phố ghi nhận 3 ca mắc mới là người từ nước ngoài về được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
 
171268944_4012070118815729_5468557111317081962_n.jpg
Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng chủ trì phiên họp chiều ngày 12/4.
Đến nay thành phố đã tổ chức tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho 8.047 người, vượt chỉ tiêu đề ra, các trường hợp này sức khỏe đều bình thường. “Thành phố có kế hoạch xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ hơn 26.000 nhân viên y tế và hiện đã xét nghiệm được hơn 12.000 người, tất cả đều âm tính. Việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 trong đợt 2 (hơn 50.000 liều) sẽ ưu tiên cho hơn 26.000 nhân viên y tế và hơn 70.000 thành viên tổ giám sát Covid-19 cộng đồng”.
 
Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh nói: “Hà Nội đạt tỉ lệ tiêm chủng cao nhất toàn quốc trong đợt 1 tiêm vaccine Covid-19. Thành phố dự trù tiêm vaccine cho 350.000 người trong năm 2021. Đến năm 2022, sẽ có thêm nhiều nguồn vaccine Covid-19, trong đó có vaccine của Việt Nam sản xuất giá rẻ hơn (dự kiến khoảng 120.000 đồng/liều).
 
"Việc tiêm vaccine phải đặt an toàn lên hàng đầu”, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà thông tin thêm.
 
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng nêu rõ, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong khu vực mà đặc biệt là các nước láng giềng với Việt Nam hiện đang hết sức phức tạp… Thành phố vẫn xác định, công tác phòng chống dịch Covid-19 là ưu tiên hàng đầu để phát triển KTXH trong điều kiện bình thường mới. Về các nhiệm vụ cụ thể, ông Dũng yêu cầu tiếp tục tăng cường, kiểm soát chặt chẽ công tác phòng chống Covid-19. “Không được lơ là từ ngay chính ban chỉ đạo các cấp. Có những cuộc họp, có đơn vị vẫn không có lãnh đạo dự, cần rút kinh nghiệm ngay”, ông Dũng nói.
 
Phó Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Y tế tiếp tục giám sát chặt chẽ dịch bệnh ở các cửa khẩu; các cơ sở y tế; thực hiện nghiêm các quy định trong khu cách ly tập trung, đặc biệt lưu ý các khách sạn thực hiện cách ly; các quận, huyện, thị xã duy trì trạng thái sẵn sàng thực hiện các quy trình…
 
Đáng chú ý, về việc tiêm vaccine, đợt 2 quy mô lớn hơn nhiều, đối tượng mở rộng hơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố nhắc Sở Y tế cần làm bài bản từ khâu tuyên truyền, tập huấn, quy trình tiêm chủng phải thực hiện nghiêm túc từ khám sàng lọc đến theo dõi sau tiêm, hạn chế tối đa các tình huống xấu xảy ra do chủ quan… “Số lượng, danh sách người trong diện được tiêm chủng đợt 2 cần phải đúng đối tượng, đúng quy định, không để sai sót làm mất niềm tin của người dân”, ông Dũng nói.
 
 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top