Hà Nội điều chỉnh phương án, chỉ học sinh một số khối lớp ở Ba Vì đi học trực tiếp từ ngày 8/11
Trước tình hình dịch Covid-19 có chiều hướng diễn biến phức tạp, UBND TP. Hà Nội chấp nhận kiến nghị của các huyện, thị xã về việc tạm dừng cho học sinh đến trường vào ngày 8/11. Riêng học sinh một số khối lớp ở Ba Vì được đi học trực tiếp.
Ngày 1/11, UBND TP Hà Nội chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT Hà Nội về việc cho học sinh các lớp đầu, cuối cấp học ở vùng cấp độ 1, cấp độ 2 trở lại trường từ ngày 8/11.
Liên tiếp trong những ngày vừa qua, Hà Nội có khá nhiều ca F0, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến khá phức tạp, nhiều địa phương trước đây là "vùng xanh" đã phải đánh giá lại cấp độ dịch. Đứng trước tình hình đó, một số huyện ngoại thành có nguy cơ rất cao trở thành những ổ dịch mới, đã đề xuất với thành phố tạm ngừng cho học sinh đến trường vào ngày 8/11.
Duy nhất hiện nay có Ba Vì là "vùng xanh" và cũng là địa phương duy nhất tiếp tục đề nghị cho học sinh đi học quay trở lại vào ngày 8/11 theo đề xuất trước đó của Sở GD-ĐT Hà Nội.
Sau khi trao đổi ý kiến và được sự thống nhất của Sở Y tế, nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn về sức khỏe cho giáo viên và học sinh, Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất với UBND thành phố điều chỉnh phương án cho học sinh đi học trở lại.
Theo quyết định mới của UBND TP.Hà Nội, học sinh các lớp 5, lớp 6, lớp 9, lớp 10 và 12 tại Ba Vì sẽ được trở lại trường vào ngày 8/11. Học sinh các lớp còn lại của Ba Vì, học sinh các quận, huyện, thị xã khác của Hà Nội vẫn tiếp tục học trực tuyến, qua truyền hình. Học sinh mầm non toàn thành phố vẫn nghỉ tại nhà.
Sau thời gian thực hiện, căn cứ tình hình thực tiễn diễn biến của dịch tại các địa phương, Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Y tế sẽ có báo cáo và trình UBND thành phố lộ trình tiếp theo việc cho học sinh trở lại trường.
Nhiều phụ huynh đồng tình với đề xuất này của các Phòng GD-ĐT, xin tạm dừng đến trường đối với học sinh bắt đầu từ ngày 8/11.
Chị Phạm Tố Uyên có con học lớp 2 Trường TH Đông Hội (Đông Anh) cho biết, chúng tôi cũng rất muốn cho các con đến trường để học trực tiếp chứ học trực tuyến ở nhà rất vất vả, hiệu quả học tập lại không cao. Nhưng mấy ngày vừa qua, thành phố liên tiếp phát hiện những ca F0, nguy cơ lây nhiễm đến các con là rất lớn nên tôi đồng tình với việc tạm dừng đến trường học trực tiếp ngày 8/11.
"Tôi rất mong thành phố khẩn trương tiến hành tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh, để đảm bảo các con được an toàn khi đến trường học tập", chị Uyên nói.
Còn chị Nguyễn Hải Anh ở Sóc Sơn thì chia sẻ, biết thông tin thành phố cho phép học sinh bắt đầu quay trở lại học tập bắt đầu từ ngày 8/11, phụ huynh rất vui vì như thế là tình hình dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát. Tuy nhiên, những ngày vừa qua, các địa phương đều phát hiện thêm ca F0 nên chúng tôi cũng lo lắng, nghỉ học cũng là biện pháp bất đắc dĩ mà thôi, đảm bảo công tác phòng chống dịch hiệu quả.
Chiều 7/10, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, cơ quan này đã ra thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25, xem xét thi hành kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong các ngày 28 và 29/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 46. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.