Do ảnh hưởng của dịch bệnh, đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn, Hà Nội tiếp tục hỗ trợ 50% học phí cho cả năm học 2022-2023 như mức hỗ trợ năm học 2021-2022 và cho rà soát 100% đối tượng.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Ngọc Việt - Chánh văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP. Hà Nội - thông tin với báo chí trước kỳ họp thứ 9, HĐND TP. Hà Nội sẽ được diễn ra vào ngày 12/9 tới.
HĐND TP. Hà Nội dự kiến xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9 một số nội dung, trong đó có Quy định mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2022-2023; quy định cơ chế hỗ trợ học phí đối với một số đối tượng trẻ em mầm non và học sinh phổ thông năm học 2022-2023...
Về mức học phí năm học 2022-2023, HĐND TP sẽ thảo luận và quyết định trên cơ sở tờ trình của UBND TP, qua đó sẽ xác định việc áp dụng học phí là việc bắt buộc thực hiện theo lộ trình nhằm từng bước nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo.
"Tuy nhiên, tại thời điểm này, Hà Nội quy định theo mức sàn (là mức thấp nhất) của nghị định số 81/2021/NĐ-CP, đồng thời dùng ngân sách để bù đắp phần chênh lệch để phụ huynh sẽ không phải đóng góp.
Đặc biệt, trong bối cảnh sau 2 năm đại dịch đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn, Hà Nội tiếp tục hỗ trợ 50% học phí cho cả năm học 2022-2023 như mức hỗ trợ năm học 2021-2022 và cho rà soát 100% đối tượng, mở rộng thành phần học sinh thuộc diện yếu thế, gia đình chính sách, gia đình khó khăn để thực hiện chính sách hỗ trợ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định" - ông Việt thông tin.
Dự kiến tổng mức ngân sách Hà Nội dành để hỗ trợ học phí trong năm học 2022-2023 khoảng 1.133 tỉ đồng.
Trước đó, dự thảo mới của UBND TP Hà Nội về mức tăng học phí, dự kiến học phí bậc THCS và mầm non 5 tuổi tại các quận nội thành sẽ tăng từ 155.000 (năm 2021) lên 300.000 đồng trong năm học 2022-2023, tức tăng gần gấp đôi so với năm học trước.
Theo nội dung dự thảo, 30 quận, huyện được chia thành bốn vùng, làm căn cứ để xác định mức học phí với các trường mầm non, phổ thông công lập.
12 quận nội thành và các phường tại thị xã Sơn Tây thuộc vùng 1; các thị trấn thuộc 17 huyện ngoại thành là vùng 2; các xã (trừ xã miền núi) của 18 huyện, thị thuộc vùng 3; các xã miền núi còn lại được xếp vào vùng 4. Năm trước, Hà Nội chia thành ba vùng, gồm thành thị, nông thôn và miền núi.
Với vùng 1 và 2, học phí năm học này sẽ là 155.000 - 300.000 đồng mỗi tháng. Vùng 3 là 100.000 - 200.000 đồng và vùng 4 là 50.000 - 100.000 đồng/tháng.
Theo dự thảo, học phí bậc THCS và mầm non 5 tuổi (vùng 1) tăng từ 155.000 đồng (năm 2021) lên 300.000 đồng năm học 2022 - 2023, tăng gần gấp đôi.
Học phí THPT vùng 4 theo dự thảo có tỉ lệ tăng cao nhất với 316,67%, tương đương hơn ba lần, từ 24.000 đồng (năm 2021) lên 100.000 đồng.
Đối với vùng 2, học phí được giữ nguyên như năm 2021, riêng bậc tiểu học được miễn học phí.
Cũng theo nội dung dự thảo, các trường công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, học phí dao động trong khoảng 1 - 3,2 triệu đồng một tháng. Trong đó, 5 trường giữ nguyên học phí là Mầm non Linh Đàm, Thực nghiệm Khoa học giáo dục, THCS - THPT Nguyễn Tất Thành, THPT Khoa học giáo dục, THCS - THPT Trần Quốc Tuấn.
Trong trường hợp học trực tuyến, các trường thu 75% mức học phí đã được ban hành. Quy định này không áp dụng với cấp mầm non bởi trẻ mầm non không học trực tuyến.
Nếu trẻ mầm non học ít hơn 14 ngày trong một tháng, cha mẹ chỉ nộp một nửa học phí so với quy định; học trên 14 ngày phải nộp đủ học phí cả tháng.
Với bậc phổ thông, nếu luân chuyển học trực tiếp và trực tuyến trong cùng tháng, hình thức nào được áp dụng từ 14 ngày trở lên thì thu học phí theo hình thức đó. Tổng số tháng thu học phí trong năm không vượt quá 9.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.