Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 16 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 25 tháng 6 năm 2009 | 3:3

Tăng học phí có song hành với chất lượng?

 

Tăng học phí là hình thức  “kích cầu” giáo dục hiệu quả

Đó là khẳng định của PGS. TS. Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội xung quanh Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. ông Hùng cũng cho rằng, để giảm bớt khó khăn cho các gia đình, Nhà nước nên mở rộng đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi học sinh, sinh viên.

Theo ông, tại sao chúng ta lại tăng học phí đúng vào thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay?

Trước đây Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề nghị tăng học phí nhưng chưa thực hiện được, còn bây giờ thì phải làm vì không thể dừng và lùi được nữa. Mức học phí 180.000 đồng /tháng hiện nay của sinh viên khối kỹ thuật là quá thấp, nếu chỉ dựa vào khoản tiền đầu tư hạn hẹp của Nhà nước, tiền học phí của sinh viên thì thực sự là bài toán khó cho các trường. Hơn nữa, việc tăng thêm 20% hay 25% không phải là vấn đề quá khó đối với các gia đình. Bởi khi ấy, Nhà nước sẽ phải tăng mức cho vay. Tại Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên quy định rõ việc hỗ trợ đối với con em thuộc các hộ nghèo và cận nghèo. Cho nên, bây giờ tăng học phí chính là tăng chất lượng, tăng sự nỗ lực của người dân.

Khi tăng học phí, Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ có nên mở rộng đối tượng

TS.Tô Ngọc Hưng, Giám đốc Học viện Ngân hàng:
Tăng học phí là cần thiết

Khung học phí đại học hiện nay chưa hợp lý, bởi một trường đại học không chỉ có dạy và học mà còn nhiều hoạt động khác như: vui chơi, giải trí, hoạt động từ thiện, ngoại khoá... Do vậy, nếu giữ nguyên mức học phí, các trường càng khó khăn hơn trong nỗ lực nâng cao chất lượng. Thực tế khung học phí trong đề án này chỉ áp dụng đối với các trường công lập, còn các trường dân lập họ đã thu học phí cao từ lâu rồi. Do đó tăng học phí tạo sự bình đẳng giữa các trường. Vấn đề chất lượng là nói chung cho hệ thống giáo dục - đào tạo, mang tính tổng thể. Đối với hệ thống đại học của ta, mặc dù điều kiện rất khó khăn nhưng chất lượng đâu có giảm, đầu vào rất cao, sinh viên ra trường cũng đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.

được vay không, thưa ông?

Theo tôi, nên mở rộng đối tượng vay học phí và nguồn vốn đó phải được chia rải ra, phân bố để đối tượng nào cũng có cơ hội tiếp cận. Ví dụ, hộ nghèo thì được vay 100%, hộ cận nghèo là 60%, còn những đối tượng khác thì được vay 20 – 30%...

Với hình thức cho học sinh, sinh viên vay vốn như vậy cũng được coi là “kích cầu” giáo dục. Mà sự “kích cầu” này là rất xứng đáng bởi nó là sự đầu tư cho phát triển bền vững, một sự đầu tư thông minh, bền vững và hiệu quả nhất.

TS. Lê Văn Trưởng, Phó hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hoá)
Chất lượng là ở chiến lược của từng trường
Việc tăng học phí đối với bậc cao đẳng và đại học là hoàn toàn hợp lý, bởi bản chất của việc này chẳng qua là một biện pháp bù trượt giá thôi.

Tôi cho rằng, vấn đề tăng học phí và chất lượng giáo dục không hề liên quan mật thiết, bởi hiện nay có nhiều trường điều kiện vật chất khó khăn nhưng chất lượng đào tạo của họ vẫn tốt, sinh viên ra trường tìm được việc làm. Chất lượng tốt hay không phụ thuộc vào chiến lược của từng trường và lòng nhiệt huyết của đội ngũ giáo viên.

Vậy sẽ phải có biện pháp gì để thắt chặt việc trả nợ của học sinh, sinh viên. Nhà trường và các ngân hàng nên có hình thức liên kết như thế nào để đảm bảo việc quay vòng vốn?

Chúng ta cũng nên coi đây là một hình thức đầu tư mạo hiểm. Phải quy định rõ trách nhiệm của gia đình, nhà trường, phụ huynh học sinh... Khi cho sinh viên vay vốn phải huy động sự quản lý, giám sát không chỉ của nhà trường, gia đình mà ngay cả chính quyền địa phương cũng sẽ phải tham gia.

Có thể áp dụng hình thức nhà trường giữ bằng tốt nghiệp để đảm bảo sẽ thu được nợ khi sinh viên ra trường và đi làm?

Cần có chế tài cụ thể về vấn đề này. Thực tế cho thấy, hiện vẫn chưa có luật nào quy định khi sinh viên tốt nghiệp, nhà trường được phép giữ bằng lại.

Do đó, theo tôi, ngay trong cơ chế thỏa thuận giữa người vay vốn và ngân hàng phải có một nội dung quy định nếu vay thì anh phải chuyển bằng gốc cho ngân hàng và chỉ được phép lấy bằng photo có công chứng mà thôi. Nhưng hiện vẫn chưa có cơ chế quản lý kiểu đó nên vấn đề giữ bằng sẽ rất khó thực hiện.

PGS.TS Trần Đắc Sử, Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội:
Đây là bước vươn xa trong giáo dục

Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước còn khó khăn, Nhà nước vẫn dành tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục - đào tạo với khoảng 5,6% GDP, cao hơn bình quân của các nước phát triển. Tuy nhiên, ngành giáo dục - đào tạo còn gặp không ít khó khăn trong cơ chế tài chính; trong đó có việc khung học phí không thay đổi trong khi giá cả liên tục tăng cao, dẫn đến tổng nguồn lực xã hội dành cho giáo dục - đào tạo giảm. Trên thực tế, Ngân sách Nhà nước cấp cho các trường đại học công lập chiếm khoảng 30% tổng nguồn thu. Phần được cấp này chỉ đủ trả tiền lương cho cán bộ, giảng viên. Các khoản chi khác đều phải dựa vào nguồn thu học phí. Từ năm 1998 đến nay, lương cũng được điều chỉnh nhiều lần nhưng nguồn chi trả cho phần tăng này nằm trong phần thu học phí, vì vậy phần dành cho cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ngày càng giảm.

Việc điều chỉnh theo hướng tăng học phí đối với bậc đại học là một nhu cầu tất yếu, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước đó là “xác lập sự chia sẻ học phí giáo dục đại học giữa Nhà nước, người học và cộng đồng. Thực hiện nguyên tắc người học phải trả học phí”.

Thanh Nghĩa -  Thuý Nga (thực hiện)
KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top